II. MỘT SỐ THỂ LOẠI CHÍNH
2. Bài phản ánh.
Bài phản ánh là một thể loại được sử dụng khá rộng rãi trên báo chí. Nó khác với tin ở chỗ dài hơn và không chỉ đề cập tới một sự kiện mà có thể nhiều sự kiện, có những đánh giá, nhận xét, khái quát hiện tượng, vấn đề trong khoảng thời gian nhất định.
Để có thể cung cấp cho người đọc những hiểu biễt chung nhất về mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, chính trị, xã hội... thể loại phản ánh tỏ ra có hiệu quả nên được các báo sử dụng khá nhiều.
Nội dung phản ánh về mối quan hệ này trên các báo khá phong phú. Tờ "Nhân Dân" với các bài: "Thủ đô La Ha-ba-na nồng nhiệt đón Chủ tịch nước Trần Đức Lương" ( số 16713, 10/4/2000), "Thắng lợi của chính nghĩa Cu-ba", (sè 16425, 30/6/2000), "Về chiến thắng Hi - Rôn lịch sử " (số 16713, 18/4/2001), "Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thăm Cu-ba" (sè 16724, 29/4/2001), "Cu-ba vẫn hiên ngang" ( sè 16969, 1// 2002). Báo "Lao Động" với các vấn đề về chính trị: "Vẫn còn đó hiên ngang Cu-ba" (sè 80, 18/4/2001). Báo "Hà Nội mới" với bài "Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Bộ trưởng công nghiệp nhẹ Cu-ba" (sè 11627,
21/6/2001). Báo "Thời báo kinh tế Việt Nam: "Cu-ba có quan hệ buôn bán với 162 nước" (số 134, 8/11/2000).
Trong các bài phản ánh, hầu hết các phóng viên đều nêu được những nét tiêu biểu nhất về hiện tượng, sự việc cần đề cập. Cùng nói về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Cu-ba trong thời kỳ này, mỗi phóng viên lại có một cách phản ánh riêng qua những vấn đề khác nhau. Bài "Về chiến thắng Hi-Rôn lịch sử " của Lý Văn Sáu ( Nhân Dân, sè 16713, 18/4/2001) đề cập tới vấn đề tiếp tục quá trình bảo vệ chủ nghĩa xã hội với những bước đi thận trọng, song không kém phần cơ bản ở Cu-ba. Bài viết nêu lên lời khẳng định của Chủ tịch quốc hội R. A- la-rơ-công: "Ngoài việc lần đầu tiên chúng tôi chiến đấu để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, là những người Cu Ba chân chính sẽ không bao giờ từ bỏ nền độc lập của mình". Bài phản ánh của Mạnh Cường: "Vẫn còn đó hiên ngang Cu-ba" (Lao Động, sè 80, 18/4/2001) lại cho chóng ta thấy: "chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục bám trụ trên Hòn đảo tự do" và "những người công nhân, nông dân bình dị thề sẽ bảo vệ Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng".
Bên cạnh việc phản ánh những bước đi đúng đắn trong quá trình cải cách ở Cu-ba, các phóng viên còn đề cập tới những thế mạnh khác như thế mạnh từ phát triển du lịch sẽ thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của các ngành khác như: dịch vụ tạo thêm nhiều công ăn việc làm, mở mang đường sá, cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin... Với bài "Thăm thiên đường du lịch biển Va-ra-đê-rô" của Bá Linh, ( Nhân Dân, sè 16448, 23/7/2000), tác giả cho chóng ta biÕt: "Va-ra-đê-rô đang thực sự trở thành con gà đẻ trứng đóng góp hàng tỷ USD cho nền kinh tế đất nước".
Ngôn ngữ của các bài phản ánh về Cu-ba mang tính khách quan và có logic khá chặt chẽ. Bởi vậy, ở phần kết của bài phản ánh qua một
số câu nhận định, đánh giá như : "Chúng tôi một lần nữa phải chứng minh rằng trên bất cứ trận địa nào chúng tôi cũng sẽ tiếp tục chiến đấu bảo vệ chủ quyền của chúng tôi" ( Về chiến thắng Hi- Rôn lịch sử,
Nhân Dân, sè 16713, 18/4/2001) của tác giả Lý Văn Sáu hay "Cu-ba sẵn sàng đập tan những mưu toan phá hoại của kẻ thù, đẩy tới sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, trong đó mọi người dân đều được hưởng quyền tự do, công bằng, một cuộc sống Êm no, hạnh phúc" (
"Thắng lợi của chính nghĩa Cu-ba", Nhân Dân , sè 16425, 30/6/2000) của Bá Linh.
Các bài phản ánh đều nêu lên những sự kiện, hiện tượng về các vấn đề cụ thể của Cu-ba có liên quan đến Việt Nam, được tổng hợp dưới cái nhìn trung thực và tương đối khách quan của phóng viên.
3. Ghi nhanh.
Đặc trưng của thể loại ghi nhanh là "có khả năng thông tin thời sự một cách kịp thời nhất, nhanh nhất và có lượng thông tin phong phú hơn, sinh động hơn so với tin" (3) và "miêu tả những nét tiêu biểu của sự kiện bằng bút pháp sinh động nên có khả năng truyền cảm vừa nhanh, vừa mạnh với người đọc"(4)
Đất nước Cu-ba đã và đang từng ngày thay đổi, quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Cu-ba cũng ngày càng tốt đẹp lên và được đánh dấu bằng nhiều sự kiện quan trọng. Nhưng trước đây thông tin về những vấn đề trên đến với bạn đọc chưa nhiều. Cùng với những thông tin về không khí, diễn biến của sự kiện, những thông tin về đất nước, con người Cu-ba được cảm nhận qua con mắt của phóng viên là điều mà bạn đọc muốn biết như: ( "Những Ên tượng sâu sắc về đất nước và con người Cu-ba anh em", Nhân Dân, sè 16751, 27/5/2001)
( §øc Dòng - C¸c thÓ ký b¸o chÝ. Nxb Th«ng tin, Hµ Néi, 1996
Thể loại ghi nhanh được thể hiện rõ nhất là trong một loạt bài về ("Chuyến thăm của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Cu-ba",
Nhân Dân, sè 16724, 29/4/2001), ( "Chủ tịch nước Trần Đức Lương hội đàm với Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô", Nhân Dân, sè 16346, 11/4/2000), ("Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô tiếp Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình",
Nhân Dân, sè 16729, 5/5/2001 ), ( "Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà", Nhân Dân, sè 16817, 1/8/2001). Các bài viết này đều là của đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam fax trực tiếp về. Các bài viết này đã tận dụng được những thế mạnh của thể loại ghi nhanh. Trước hết, nó đáp ứng được một yêu cầu đầu tiên của thể loại là "nhanh" vì đều được fax về từ Cu-ba và được đăng ngay sau khi sự kiện diễn ra một ngày. Tác giả không dừng lại ở những thông tin chung mà luôn đi vào những khía cạnh cụ thể của vấn đề thông qua những chi tiết điển hình nhất: "Tôi rời đất nước tươi đẹp, mến khách, giầu tình nghĩa này với niềm tin tưởng vững chắc rằng Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và càng tin tưởng hơn bao giờ hết rằng quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Cu-ba sẽ không bao giờ phá vỡ nổi " ( "Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tiếp Bộ trưởng ngoại giao Cu-ba", Nhân Dân, sè 16661,25/2/2001).
Việc sử dụng bút pháp tổng hợp, bao gồm tả, thuật kết hợp với những cuộc phỏng vấn ngắn xoáy vào những chi tiết nổi bật của sự kiện chính là đặc điểm chủ yếu trong bút pháp của thể loại ghi nhanh. Ngoài ra, các phóng viên còn sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp khác như liên tưởng, hồi tưởng hay những cuộc phỏng vấn ngắn khiến cho bài viết sinh động, vừa tạo ra tính khách quan, đa diện trong việc thông tin và thẩm định sự thật.