Mối quan hệ Việt Nam Cu-ba qua những chặng đường lịch sử.

Một phần của tài liệu Luận Văn Tình hình kinh tế - văn hoá xã hội đất nước Cu-ba và mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba (Trang 28)

II. MỐI QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG VIỆT NA M CU-BA ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO CHÍ.

1. Mối quan hệ Việt Nam Cu-ba qua những chặng đường lịch sử.

sử.

Từ thế kỷ trước, người Cu-ba đầu tiên Hô-xê Mác- ti phát hiện ra nước An Nam xa xôi đang diễn ra một cuộc vùng dậy chống Pháp. Ông biểu dương cuộc đấu tranh yêu nước đó của người Việt Nam bằng những lời văn hết sức sâu sắc và với một tấm lòng ưu ái đặc biệt.

Đầu thế kỷ này người Việt Nam mới biết có một nước Cu-ba ở Tây bán cầu. Người các thành phố biết Cu-ba qua những hộp xì gà La Ha-ba-na. Hồ Chí Minh biết Cu-ba khi người hoạt động trong phong trào Cộng sản Quốc tế từ năm 1920.

Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi 1/1/1959 bỗng nhiên làm cho người Việt Nam hướng về một dân tộc châu Mỹ nơi nhân dân Cu-ba nổi dậy đánh đổ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Sau khi đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, Việt Nam lại phải đương đầu với chế độ thực dân mới do Mỹ thiết lập ở Việt Nam với một Ba- tit-ta bản xứ: Ngô Đình Diệm.

Không cam chịu thất bại, Mỹ thi hành chính sách phục thù đối với Cu-ba. Việt Nam và Cu-ba trở thành hai đội quân xung kích cách mạng chống một tên đế quốc khổng lồ.

Sự đoàn kết giữa hai dân tộc tất yếu tăng thêm sức mạnh của cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Hai dân tộc đã gặp nhau, tình hữu nghị tuy mới mẻ nhưng nồng nàn, đậm vẻ truyền thuyết chiến đấu bên

nhau, sẵn sàng hy sinh vì nhau, chia sẻ cho nhau của cải vật chất Ýt ỏi của mình không hề tính đến sự trả thù của Mỹ. "Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" và Cu-ba đã làm như vậy. Cả dân tộc được chuẩn bị về chính trị, tinh thần, điều kiện giúp đỡ Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng.

Sau thắng lợi của Việt Nam, Cu-ba tiếp tục giúp đỡ bạn mình hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước.

Đến lượt mình, Việt Nam cũng bị bao vây phong toả kéo dài. Hai dân tộc lại tiếp tục chiến đấu bên cạnh nhau, trong tầm bắn của Mỹ, Cu-ba phải chịu một sức Ðp khổng lồ mà vẫn kiên cường, bất chấp mọi thách thức đã đập tan một cuộc mạo hiểm của Mỹ ở bãi biển Ghi-rôn, hiên ngang đứng vững suốt từ năm 1959 đến nay.

Giá trị quý báu của tình bạn là sự trong sáng, thuỷ chung. Các thế hệ người Việt Nam thường dậy bảo nhau rằng không bao giờ được quên những người bạn đã gắn bó với nhau lúc hoạn nạn. Vụ lợi là tình bạn giữa hai người bạn giầu sang, người nghèo cho nhau một tấm áo cũng là tình bạn chân thành. Lý tưởng cao đẹp, động lực quan trọng của hai dân tộc chúng ta là giải phóng dân tộc và cả loài người khỏi mọi áp bức bóc lột, xây dựng một thế giới tự do, tất cả các dân tộc đều bình đẳng, sống trong tình hữu nghị "Người trong bốn biển đều là anh em".

Việt Nam và Cu-ba có mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp từ lâu đời, bắt nguồn từ lý tưởng cách mạng của Hô-xê Mác-ti và Hồ Chí Minh, được các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ và vun đắp nên không ngừng phát triển và đơm hoa kết trái. Sự ủng hộ chí tình, sự giúp đỡ hết lòng của Cu-ba đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, thể hiện qua câu nói nổi tiếng của chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô: "Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".

Việt Nam- Cu-ba thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/12/1960. Hơn bốn thập kỷ qua quan hệ được duy trì và phát triển tốt đẹp, thể hiện tình cảm đoàn kết anh em gắn bó và lập trường cách mạng kiên định của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Hai nước có ngôn ngữ, lịch sử và hai nền văn hoá rất khác nhau nhưng đều có khát vọng đấu tranh cho mục tiêu độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội , đã cùng nhau xây đắp mối tình đoàn kết hữu nghị trong sáng, thuỷ chung, mẫu mực hiếm có.

Đặt nền móng cho tình đoàn kết cao đẹp đó chính là Hô-xê Mác-ti và Hồ Chí Minh - hai người anh hùng dân tộc, người thầy cách mạng của nhân dân Cu-ba và nhân dân Việt Nam.

Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Hô-xê Mác-ti, nhân dân Cu- ba đã dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm chân thành và cao cả trong mọi hoàn cảnh. Việt Nam - Cu-ba là những nước đang phát triển, còn nghèo, nhưng tinh thần dân tộc, ý chí cách mạng quật khởi, thì những thế lực thù địch, dù to lớn đến mấy cũng không thể xem thường ( "Cu-ba, ý chí kiên cường và lòng hào hiệp", Nhân Dân, sè 16347, 12/4/2000 ).

Dưới ngọn cờ của Hô-xê Mác-ti và Hồ Chí Minh, Việt Nam - Cu-ba đã trở thành hai tiền đồn cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở hai đầu của hành tinh.

Với khẩu hiệu "Tổ quốc hay là chết, chúng ta nhất định thắng" của Cu-ba và "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ", "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Việt Nam, hai dân tộc ngày càng gắn bó keo sơn với nhau, như cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "Việt Nam - Cu-ba là hai anh em sinh đôi, cùng chung mét chiến hào chống Mỹ"

Thật vậy, Việt Nam - Cu-ba tuy cách xa nhau hàng ngàn vạn dặm, ta chào bình minh, bạn đón hoàng hôn nhưng đã cùng một trận tuyến luôn theo bước nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. ở Tây bán cầu, Cu-ba đuổi hết thực dân Tây Ban Nha, ở Đông bán cầu Việt Nam đánh bại thực dân Pháp và cả hai nước lại cùng tiếp tục đương đầu chống đế quốc Mỹ - tên đế quốc lớn nhất thời đại.

Ngày 1/1/1959, Cu-ba giành thắng lợi hoàn toàn, Việt Nam vẫn còn phải bước vào giai đoạn quyết liệt để đập tan ý đồ ngông cuồng, táo bạo "Đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" của đế quốc Mỹ.

Tuy những ngày đầu cách mạng thành công còn bộn bề khó khăn, nhưng Cu-ba không quên người anh em cùng chiến hào đang tiếp tục gian khổ chiến đấu, hy sinh. Tổng tư lệnh Phi-đen Ca-xtơ-rô đã khẳng định và nhắc nhở: "Người Việt Nam chiến đấu không chỉ cho họ mà còn vì cả chúng ta" ( "Kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba", Nhân Dân , sè 16579, 2/12/2000 ).

Sự khẳng định và lời tuyên bố chí tình cao cả có một không hai trong quan hệ giữa các dân tộc đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân Cu-ba anh em thể hiện một cách tận tình, vô tư và có hiệu quả. Ngay trong chiến tranh, mỗi năm Cu-ba đã tặng nhân dân ta 3 vạn tấn đường, cung cấp máu, thuốc men, vật tư, thiết bị kỹ thuật và cử cán bộ, công nhân giúp ta xây dựng xa lộ Xuân Mai - Sơn Tây và một cung đường mòn Hồ Chí Minh trên đỉnh Trường Sơn để đảm bảo chi viện cho chiến trường miền Nam. Đặc biệt, Cu-ba đã giành hẳn một kênh của Đài phát thanh cho Đài tiếng nói Việt Nam phát chương trình bằng tiếng Anh để nói cho nhân dân ở khu vực Bắc Mỹ và vùng Ca-ri-bê hiểu sự thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bạn đã cử chuyên gia và cung cấp cho ta những đàn bò để xây dựng trại bò sữa Mộc Châu, trại bò giống Ba Vì... giúp ta chuẩn bị kế hoạch hậu chiến, Cu-ba đã đón nhận hơn 1.000 học

sinh, sinh viên sang du học, đào tạo thành kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, cán bộ quản lý và hơn 100 cán bộ, chuyên gia các ngành sang thực tập, tu nghiệp tại Cu-ba. Và máu của người Cu-ba cũng đã đổ trên đất Việt Nam. Những sự giúp đỡ, ủng hộ chí tình mà Cu-ba dành cho Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên và luôn coi những thành tựu cũng như khó khăn của Cu-ba như của chính mình.

Lần đầu tiên tháng 9/1973 Chủ tịch Phi- đen Ca-xtơ-rô đã vượt qua vĩ tuyến 17 tới thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam ngay trước mũi súng quân thù, vào thời điểm nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lần thứ hai, tháng 12/1995 vào thời kỳ đổi mới, chúng ta rất xúc động khi tới Việt Nam, Phi- đen Ca-xtơ-rô đã nói: "Có một nỗi đau và ân hận là không thể tới Việt Nam trước ngày 3/9/1969, nên không có vinh dự được quen biết chủ tịch Hồ Chí Minh- người mà tôi rất kính phục. Nhưng tôi đã được bù lại là chính mắt nhìn thấy nước Việt Nam đang thể hiện những lời giáo huấn của Người một cách có hiệu qủa".

Trong buổi hội đàm, Chủ tịch Trần Đức Lương khẳng định: "Việt Nam không bao giờ quên tình đoàn kết mạnh mẽ, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình ma Cu-ba dành cho Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Việt Nam luôn luôn coi những thành tựu cũng như khó khăn của Cu-ba còng như của chính mình. Vì vậy, là anh em, là đồng chí của Cu-ba, những gì làm được giúp Cu-ba, Việt Nam sẽ làm không tiếc sức mình" ( "Chủ tịch Trần Đức Lương hội đàm với Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô", Nhân Dân, sè 16346,11/4/2000 ).

Tình cảm nồng thắm, thiết tha, chân thành của Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đối với Việt Nam đã hàm chứa tình cảm và trách nhiệm hành động của một chiến sĩ cách mạng quốc tế như ý nguyện của Hô-xê Mác- ti - người thầy của cách mạng Cu-ba "Vì người nghèo khổ trên trái đất này, xin dâng trọn cả đời tôi" và như Chê ghê-va-ra, bạn chiến đấu của Phi-đen Ca-xtơ-rô "...Cần tạo ra 2, 3 và nhiều Việt Nam hơn nữa để thế giới này không còn người bị áp bức và nghèo khổ".

Từ Hòn đảo xanh, những người con của dân tộc Cu-ba vẫn luôn sát cánh bên Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô một lần nữa thể hiện tình nghĩa thuỷ chung của hơn 11 triệu dân Cu-ba "Nếu trước đây chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình thì ngày nay chóng ta phải sẵn sàng đổ mồ hôi để giúp Việt Nam xây dựng lại đất nước" ( "40 năm quan hệ Việt Nam- Cu-ba",Nhân Dân, sè 16580, 2/12/2000).

Cuối 1982, Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam - Cu-ba ký tại La Ha-ba-na, nhân dịp này, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đánh giá: "Giống như dòng sông nhỏ phát sinh từ những vùng xa cách nhau và trong một thời gian dài đã trải qua những thác ghềnh và trong cảnh lẻ loi, hai dân tộc chúng ta đã trải qua lịch sử cho đến một lúc nhập vào dòng sông lớn và hùng vĩ của cách mạng xã hội chủ nghĩa".

Những tấm lòng vàng của Cu-ba dành cho Việt Nam còn ngời sáng ở các diễn đàn và tổ chức quốc tế sau năm 1975. Trong bối cảnh phương Tây và các nước thù địch tìm mọi thủ đoạn bao vây, cô lập, chống phá Việt Nam trên trường quốc tế, Cu-ba vẫn thuỷ chung sau trước đứng cạnh Việt Nam, ủng hộ và bảo vệ với tư thế hiên ngang không nhầm lẫn. Hôm nay, bàn tay đối ngoại Việt Nam đã vươn ra được những chân trời xa. Chóng ta mãi mãi ghi nhận, biết ơn lập trường nhất quán và hoạt động quốc tế có hiệu quả của những người anh em Cu-ba

trong những năm tháng cam go Êy. Hai Đảng và nhân dân hai nước lại cùng nhau bước vào một cuộc chiến đấu mới để bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới. Một lần nữa, chủ nghĩa quốc tế trong sáng của những người cách mạng chân chính lại làm rạng rỡ những trang sử mới của mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật ( "40 năm quan hệ Việt Nam - Cu-ba", Nhân Dân, sè 16580,2/12/2000 ).

Trên lĩnh vực chính trị, Việt Nam và Cu-ba tăng cường tình đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau và phối hợp hành động với nhau trên trường quốc tế. Mỗi năm có hàng chục đoàn cấp cao của Đảng, Chính phủ và các đoàn thể hai nước sang thăm hữu nghị chính thức để trao đổi kinh nghiệm đổi mới và cải cách đất nước, thể hiện quan điểm chung trước các vấn đề quốc tế quan trọng. ở Việt Nam, mét phong trào tìm hiểu, đoàn kết ủng hộ Cu-ba đã được phát động rộng rãi trên quy mô toàn quốc, với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, các ban ngành, tổ chức, đoàn thể... dưới sự chủ trì phối hợp của Mặt trận Tổ quốc. Đã xuất hiện biết bao nghĩa cử cao đẹp của nhân dân Việt Nam, từ các bé thiếu nhi đến các bậc phụ lão, từ người miền xuôi đến người miền núi... khẳng định sự ủng hộ, chia xẻ ngọt bùi với nhân dân Cu-ba: chân thành và tự nguyện như hành động của chính bản thân mình. Sự đoàn kết, thống nhất và ủng hộ chính trị giữa Việt Nam và Cu-ba cũng được thể hiện nhất quán trong hoạt động của hai Đảng và hai Nhà nước trong phong trào Cộng sản Quốc tế, Phong trào Không liên kết, trong các mối quan hệ ngoại giao đa phương, trong Liên hiệp quốc và các diễn đàn quốc tế khác.

Đáp lại những tình cảm trong sáng, chí nghĩa đó, Việt Nam luôn có lập trường nhất quán ủng hộ Cu-ba trên nhiều lĩnh vực. Trước tình hình khó khăn của Cu-ba từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ

nghĩa Đông Âu sụp đổ, Việt Nam đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ theo khả năng của mình như quyên góp gạo, ủng hộ giấy bút... Nhân dân Cu-ba đánh giá cao và hết sức cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về những biểu hiện đoàn kết, hữu nghị đó.

Quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước thực sự được thúc đẩy và tăng cường qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước. Đó là cuộc gặp tại Hà Nội năm 1966 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Đoóc-ti-cốt, các chuyến thăm Việt Nam năm 1973 và 1995 của Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô và chuyến thăm hữu nghị chính thức của Chủ tịch Trần Đức Lương năm 2000 đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Cu-ba với những nội dụng hợp tác mới phù hợp với hoàn cảnh và khả năng thực tế của hai nước. Việt Nam và Cu-ba ngày càng hiểu nhau hơn, tin cậy, thông cảm và gắn bó với nhau hơn ( "Cu-ba trong vòng tay bạn bè thế giới", Nhân Dân, 16580, 3/12/2000 ).

Đặc biệt trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang có những biến động dữ dội và phức tạp, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã sang thăm hữu nghị chính thức nước cộng hoà Cu-ba từ ngày 8 đến ngày 14/7/1999 theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch hội đồng Nhà nước và Chính phủ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô Ru-giơ. Chuyến thăm hữu nghị chính thức Cu-ba của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã thành công tốt đẹp, đem lại động lực mới

Một phần của tài liệu Luận Văn Tình hình kinh tế - văn hoá xã hội đất nước Cu-ba và mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w