III. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CU-BA TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ
1. Chính sách đối ngoại nói chung.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) và cùng với việc đổi mới tư duy đất nước, cơ chế quản lý kinh tế, chúng ta bắt đầu thực hiện việc mở cửa đất nước, công bố chính sách đầu tư nước ngoài. Chính sách đối ngoại cũng là nội dung cơ bản của đường lối đổi mới. Chúng ta chủ trương "thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại và hoà bình". Trên cơ sở đó Việt Nam bắt đầu cải thiện và mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam á, châu á- Thái Bình Dương, châu Mỹ la-tinh và các nước khác... những cố gắng đó của chúng ta theo đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại rộng mở đã đưa lại những thành tựu bước đầu đáng kể "Tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đẩy lùi một bước âm
mưu bao vây cô lập nước ta, tăng thêm bầu bạn, nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế " (2)
Tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), lần thứ VII (12/1991) và lần thứ VIII (6/1996) của Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới xây dựng và củng cố hoà bình, ổn định, đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị và thương mại nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời không ngừng ủng hộ tích cực cuộc đấu tranh chung của nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Chóng ta phải chủ động nắm thời cơ vươn lên phát triển nhanh và vững chắc, tạo ra thế và lực mới, đồng thời kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ kể cả những nguy cơ mới nảy sinh, bảo đảm phát triển định hướng.
Xuất phát từ tình hình trên và căn cứ vào cương lĩnh của Đảng cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước chủ nghĩa có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Giai đoạn từ nay đến 2005 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ,
vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế của thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mức mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9-10%, sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp khoảng 4,5-5%, công nghiệp 14-15%, dịch vụ 12-13%, xuất khẩu khoảng 30%. Năm 2000, nông nghiệp chiếm khoảng 19-20%, công nghiệp và xây dựng 34-35%, dịch vụ 35-36% GDP.
Phát triển và phát huy tốt tiềm lực khoa học và công nghệ, lựa chọn và làm chủ các loại hình công nghệ nhập và tích cực chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau, tốc độ đổi mới công nghệ đạt 10%/ năm trở lại.
Sau nhiều năm đổi mới, trên cơ sở một đường lối kinh tế, xã hội đối ngoại mới, chúng ta giữ vững ổn định về chính trị, tăng cường kinh tế đối ngoại và đối nội, ngày càng có thêm nhiều bạn bè quốc tế. Chính sách đối ngoại rộng mở đã tạo cho Việt Nam cơ hội hoà nhập với các quốc gia trên thế giới.