Các giải pháp kiểm soát chi phí điều trị tai nạn giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích thực trạng chi phí điều trị tai nạn giao thông cho người có thẻ Bảo hiểm y tế sau 2 năm thực hiện Nghị định 63 (2005-2006) (Trang 36)

Qua nghiên cứu phân tích thực trạng chi phí điều trị tai nạn giao thông và kết quả thu đ−ợc qua việc khảo sát 300 phiếu đối với bệnh nhân, 150 phiếu đối với thầy thuốc tại 5 bệnh viện có tần suất bệnh nhân bị tai nạn giao thông cao thì đề nghị Chính phủ đ−a tai nạn giao thông vào các tr−ờng hợp không đ−ợc h−ởng BHYT. Tuy nhiên trong thời gian ch−a bãi bỏ đ−ợc quy định thì chuyên

đề đ−a ra các giải pháp tình thế để có thể kiểm soát chi phí điều trị tai nạn giao thông cho ng−ời có thẻ BHYT, cụ thể gồm 2 nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Các giải pháp về chế độ, chính sách

Thanh toán chi phí tai nạn giao thông là phức tạp, khó khăn trong xác định đối t−ợng và chi phí điều trị, để giám định chặt chẽ trong thanh toán chi phí tai nạn giao thông theo đúng các quy định, tránh tình trạng lạm dụng BHYT thanh toán chi phí tai nạn giao thông giải pháp tốt nhất là trong quá trình điều trị, ng−ời bệnh tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở điều trị, l−u giữ chứng từ sau đó về thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH theo mức chi phí bình quân chẩn đoán điều trị của tai nạn giao thông đ−ợc quy định. (phần này xin tham khảo bảng quy định trả tiền bồi th−ờng thiệt hại về ng−ời ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính). 3.2.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện

3.2.2.1. Tăng c−ờng khả năng kiểm soát chi phí điều trị tai nạn giao thông

Trong giai đoạn quỹ BHYT thanh toán chi phí tai nạn giao thông thì thực hiện cùng chi trả chi phí KCB, để ng−ời bệnh cùng tham gia kiểm soát chi phí trong quá trình điều trị.

Cơ quan BHXH cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB kiểm soát chi phí KCB BHYT nói chung và chi phí điều trị của những ng−ời bị tai nạn giao thông nói riêng, từ chối thanh toán những tr−ờng hợp tai nạn giao thông bị vi phạm pháp luật và tai nạn lao động. Khi ng−ời có thẻ BHYT bị tai nạn giao thông vào viện, để đ−ợc h−ởng chế độ BHYT phải có đơn cam kết không bị vi phạm pháp luật có xác nhận của cơ quan Công an và nếu cơ quan BHXH xác định bị vi phạm pháp luật thì phải tự thanh toán toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị (một số tỉnh nh− Thừa Thiên Huế, Quảng Trị… hiện nay đang thực hiện hình thức này)

3.2.2.2. Một số điểm phân biệt, xác định tai nạn giao thông với các tai nạn khác.

Căn cứ bệnh sử lúc vào viện (lời khai ban đầu) trong hồ sơ bệnh án để xác định phân loại tai nạn

Căn cứ vào những tổn th−ơng của ng−ời bị tai nạn (tai nạn giao thông th−ờng kèm theo những tổn th−ơng phần mềm và ngoài da trầy s−ớc nhiều) để nghi ngờ thẩm định.

Những tr−ờng hợp tai nạn có chi phí lớn cần phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan, giám định ng−ợc để xác định tình trạng lúc xảy ra tai nạn tại hiện tr−ờng và có xác nhận rõ ràng để phân biệt giữa tai nạn lao động với tai nạn giao thông và ng−ời bị tai nạn có vi phạm pháp luật để kh−ớc từ thanh toán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích thực trạng chi phí điều trị tai nạn giao thông cho người có thẻ Bảo hiểm y tế sau 2 năm thực hiện Nghị định 63 (2005-2006) (Trang 36)