Đánh giá thực trạng chi phí điều trị tai nạn giao thông cho ng−ời có thẻ BHYT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích thực trạng chi phí điều trị tai nạn giao thông cho người có thẻ Bảo hiểm y tế sau 2 năm thực hiện Nghị định 63 (2005-2006) (Trang 33)

có thẻ BHYT

3.1.1. Về số l−ợt điều trị tai nạn giao thông cho ng−ời có thẻ BHYT.

Số l−ợt ng−ời có thẻ BHYT bị tai nạn giao thông đ−ợc h−ởng chế độ KCB BHYT ngày càng tăng nhanh, năm 2006 số l−ợt KCB nội, ngoại trú là 135.585 l−ợt thì năm 2007 lên đến 220.320 l−ợt, tăng trên 62%, trong đó các đối t−ợng đều tăng nh−ng chủ yếu là đối t−ợng ng−ời nghèo tăng 80% và tự nguyện nhân dân tăng 86%. Số l−ợt KCB BHYT của đối t−ợng ng−ời nghèo bị tai nạn giao thông năm 2007 tăng là do phát hành thẻ BHYT ng−ời nghèo chậm, nhiều tỉnh đến ngày 30/6/2006 mới triển khai phát hành thẻ BHYT, khi thẻ đến tay ng−ời nghèo thì đã hết quý 3/2006, nên khả năng đi KCB trong năm 2006 bằng thẻ BHYT của ng−ời nghèo là thấp và đến năm 2007 ng−ời nghèo mới có khả năng sử dụng thẻ BHYT để KCB. Đối t−ợng tự nguyện nhân dân năm 2006 là năm phát hành rộng rãi, với số l−ợng trên 3 triệu thẻ mà các đối t−ợng này khả năng có nhu cầu KCB rất cao, khi có thẻ BHYT là sử dụng tối đa, nhiều tr−ờng hợp còn lạm dụng (khi có nhu cầu KCB mới đi mua thẻ BHYT) nên số l−ợt ng−ời bị tai nạn giao thông đ−ợc KCB BHYT tăng caọ Căn cứ trên tần suất KCB BHYT của các đối t−ợng bị tai nạn giao thông thì năm 2007, tần suất các đối t−ợng bị tai nạn giao thông đ−ợc h−ởng BHYT tăng 55% từ 0,4% lên 0,63% (1.000 thẻ BHYT có 6,3 l−ợt ng−ời bị tai nạn giao thông đ−ợc KCB BHYT), trong đó đối t−ợng tự nguyện nhân dân là 1,4% (1.000 thẻ BHYT của đối t−ợng TNND có 14 ng−ời bị tai nạn giao thông đ−ợc KCB BHYT). Nh− vậy, đối t−ợng tự nguyên nhân dân bị tai nạn giao thông có tần suất KCB BHYT cao gấp trên 2 lần tần suất KCB tai nạn giao thông. Số l−ợt bệnh nhân

điều trị nội trú chiếm gần 60% tổng số l−ợt KCB BHYT của tai nạn giao thông và chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh chiếm trên 61% của các tuyến.

3.1.2. Về chi phí điều trị tai nạn giao thông của ng−ời có thẻ BHYT

Qua số liệu thống kê trên ta thấy chi phí điều trị tai nạn giao thông là một khoảng chi phí lớn của quỹ BHYT, năm 2006 quỹ BHYT chi trả KCB cho tai nạn giao thông là 110 tỷ đồng thì năm 2007 chi trên 218 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần năm tr−ớc và bằng gần 4% tổng thu BHYT cả năm 2007. Chi phí cho tai nạn giao thông tập trung chủ yếu trong điều trị nội trú chiếm trên 87% tổng chi phí điều trị tai nạn giao thông, trong đó chi phí chủ yếu tại tuyến tỉnh chiếm 58% tổng chi phí. Nh− vậy, chi phí tai nạn giao thông chủ yếu trong điều trị nội trú và tại truyến tỉnh, (tuyến có tỷ lệ chi phí cao và ng−ời dân dễ tiếp cận các dịch vụ y tế), tuyến Trung −ơng chỉ chiếm tỷ lệ gần 30% tổng chi phí. Chi phí bình quân một đợt điều trị ngoại trú và nội trú của tai nạn giao thông cao hơn các chi phí một đợt điều trị nội và ngoại trú các bệnh khác trong cùng thời kỳ, cụ thể theo số liệu thống kê nh−: ngoại trú bằng 185% (gần 2 lần), nội trú bằng 104% so với bình quân chung. Chi phí trong nội trú của tai nạn giao thông trong thời gian qua thực tế rất cao, ngoài phần chi phí do quỹ BHYT thanh toán, ng−ời bị tai nạn có thẻ BHYT còn phải chi trả thêm tiền vật t− y tế đặc biệt và thay thế ch−a đ−ợc Bộ Y tế ban hành danh mục đã sử dụng trong điều trị nh−: chỏm x−ơng đùi, x−ơng sinh học để cấy ghép…. Về cơ cấu chi phí điều trị tai nạn giao thông có sự khác biệt với cơ cấu chi phí điều trị chung nh−: tiền ngày gi−ờng và tiền thuốc thấp hơn, nh−ng chi phí cho chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chiếm tỷ lệ 24%/tổng chi phí, cao hơn 33% và tiền vật t− tiêu hao y tế chiếm 7% cao hơn 75% so với cơ cấu điều trị chung của các bệnh khác. Cơ cấu này mặc dù ch−a phản ánh đầy đủ nh−ng cũng phù hợp với chi phí điều trị tai nạn giao thông thực tế tại các cơ sở KCB.

3.1.3. Về kết quả phỏng vấn ng−ời bệnh và thầy thuốc

Qua kết quả phỏng vấn các số liệu thống kê cho thấy ng−ời có thẻ BHYT khi bị tai nạn giao thông vào viện điều trị theo chế độ BHYT thì các dịch vụ kỹ thuật đ−ợc thụ h−ởng t−ơng đ−ơng với ng−ời bị tai nạn giao thông phải nộp viện phí, trong đó có những dịch vụ còn đ−ợc chỉ định sử dụng cao hơn nh−: Xquang và chụp cắt lớp vi tính. Nh−ng ng−ời bệnh BHYT vẫn phải chi trả thêm viện phí cho cơ sở KCB một tỷ lệ lớn, do chủ yếu là sử dụng các vật t− y tế thay thế, đặc biệt ch−a có trong danh mục với chi phí rất caọ

Về mức độ hài lòng thì hai nhóm nghiên cứu đều có các chỉ số nh− nhau và không có sự phân biệt đối xử trong điều trị giữa bệnh nhân BHYT với bệnh nhân viện phí.

Về quan điểm của ng−ời cung cấp dịch vụ (các thầy thuốc) cho rằng: ng−ời có thẻ BHYT khi bị tai nạn giao thông để đ−ợc h−ởng BHYT ngay tại bệnh viện thì không cần phải xuất trình thêm các giấy tờ (các giấy cam kết) ngoài các quy định mà ng−ời bệnh BHYT phải thực hiện là 61%. Có 54% cho rằng ng−ời và các ph−ơng tiện tham gia giao thông đã phải có nghĩa vụ tham gia các bảo hiểm th−ơng mại dân sự, nếu bị tai nạn giao thông các quỹ bảo hiểm phải bồi th−ờng theo quy định nên quỹ BHYT không thanh toán những chi phí điều trị tai nạn giao thông.

3.1.4. Về tổ chức thực hiện KCB BHYT cho ng−ời bị tai nạn giao thông.

Theo quy định, ng−ời có thẻ BHYT bị tai nạn giao thông đ−ợc h−ởng chế độ KCB BHYT khi không vi phạm pháp luật và không đ−ợc tính là tai nạn lao động (trong tr−ờng hợp bị tai nạn trên đ−ờng th−ờng xuyên đi làm về nhà). Nh−ng trong thực tế khi ng−ời bị tai nạn giao thông vào viện th−ờng trong tình trạng cấp cứu, hôn mê khó xác định đ−ợc có bị vi phạm pháp luật hay thuộc đối t−ợng đ−ợc h−ởng chế độ tai nạn lao động để giải quyết cho h−ởng chế độ

BHYT. Một số tr−ờng hợp đã đ−ợc ng−ời khác bồi th−ờng thiệt hại kể cả chi phí điều trị thì có đ−ợc h−ởng chế độ BHYT không. Giai đoạn đầu thực hiện các cơ sở KCB phải yêu cầu bệnh nhân có giấy xác nhận không vi phạm pháp luật và không thuộc diện thanh toán tai nạn lao động mới cho h−ởng chế độ KCB BHYT, nh−ng sau một thời gian thực hiện thấy phiền hà cho ng−ời bệnh và để đảm bảo quyền lợi cho ng−ời có thẻ BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề nghị các cơ sở KCB đón tiếp và cho h−ởng chế độ BHYT khi ch−a có cơ sở chứng minh ng−ời bị tai nạn giao thông vi phạm pháp luật, hoặc thuộc diện tai nạn lao động. Đến nay, số ng−ời bị tai nạn giao thông trên đ−ờng đi làm về trong quá trình điều trị đã đ−ợc h−ởng chế độ BHYT nh−ng muốn h−ởng chế độ tai nạn lao động lại phải trả lại toàn bộ chi phí điều trị theo chế độ BHYT cho cơ quan BHXH để đ−ợc h−ởng chế độ tai nạn lao động, nh− vậy đây là khó khăn cho cơ quan BHXH trong triển khai thực hiện chính sách. Nhiều đơn vị sử dụng lao động đùn đẩy trách nhiệm không chịu chi trả chi phí trong điều trị đối với những tr−ờng hợp xác định là tai nạn lao động, dẫn đến ng−ời chịu thiệt thòi là đối t−ợng tham gia BHYT. Mặt khác các đối t−ợng tham gia giao thông đều phải tham gia bảo hiểm dân sự theo các ph−ơng tiện tham gia giao thông, nên khi xảy ra tai nạn ng−ời bị tại tạn đã đ−ợc các công ty bảo hiểm bồi th−ờng thiệt hại cho tài sản và con ng−ời trong quá trình điều trị, trong khi đó cơ quan BHXH lại thanh toán theo chế độ BHYT nên có sự thanh toán chồng chéo trong chi phí điều trị tai nạn giao thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích thực trạng chi phí điều trị tai nạn giao thông cho người có thẻ Bảo hiểm y tế sau 2 năm thực hiện Nghị định 63 (2005-2006) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)