L là khối lượng thể tích của dung dịch
3.3.2. Ứng dụng phần mềm Circa
Dưới đây là giao diện chính của phần mềm này:
Muốn tạo một tính toán mới, ta tạo một kịch bản (Scenario), sau đó cửa sổ làm việc mới hiện ra, tại đây ta cần nhập các số liệu cần thiết. Chú ý, các số thể hiện màu xanh dương (blue) là các số cho phép điều chỉnh và nhập vào.
Hình 3.1: Giao diện chính của phần mềm Circa 3.3.2.1. Vùng nhập dữ liệu giếng
Các dữ liệu cần phải nhập:
Cấu trúc giếng (well profile): Trong menu này ta có thể nhập các kiểu giếng đứng, giếng chữ J, giếng chữ S và giếng 3D, tùy theo kiểu giếng cần tính toán cho vận hành Coiled Tubing. Thông thường trong tính toán ta chọn 3D vì chọn dạng này thông tin về cấu trúc giếng được thể hiện rõ ràng. Ngoài ra, trước khi cho chương trình tính toán ta phải chọn phương pháp phân tích tích cấu trúc giếng. Có hai phương pháp: đường cong can bằng (Blanced Curvature) và đường cong bán kính cực tiểu (Minium Radius of curvature).
Hình 3.2: Vùng nhập dữ liệu của chương trình
Hoàn thiện giếng (complection): Trong menu này ta cần nhập các dữ liệu về:
Các bộ phận (compenent): BOP, ống bao (riser), ống chống lửng (liner), các đầu nối,…
Hình 3.3: Vùng nhập dữ liệu về hoàn thiện giếng
Dữ liệu về khai thác (production): Các thông số cần nhập được thể hiện ở menu
dưới. Tại đây nếu vùng không bắn mở vỉa, ta chọn “None”. Nếu giếng có nhiều tầng bắn mở vỉa khác nhau ta chọn “Multiple perforation”, sau đó ta nhập cụ thể vị trí từng vùng bắn mở vỉa. Nhưng thông thường ta chọn “Point mode” vì lúc này chương trình tính theo phương pháp điểm nut sẽ đơn giản hơn.
Nếu chọn “Point mode” ta phải nhập chiều sâu trung bình vùng bắn mở vỉa (Mean Perforation Depth).
Chú ý khi chọn dạng chất lưu khai thác (production type) là dầu (oil only), khí (gas),…Sau đó ta lần lượt phải nhập các thông số của dầu hay khí.
Ngoài ra các thông số về lưu lượng khai thác (liquid production) hay (gas production rate), áp suất vùng bắn mở vỉa (perforation pressure), áp suất vỉa (reservoir pressure), chỉ số khai thác (production ratio) hay (production index),…
Các thông số cần nhập thể hiện trong menu sau:
Hình 3.4: Vùng nhập dữ liệu về khai thác
Dữ liệu về nhiệt độ:
Đối với giếng quy định có Gradient nhiệt độ không thay đổi từ bề mặt xuống đáy giếng, ta chọn chức năng One Gradient. Lúc này ta cần phải nhập nhiệt độ trên bề mặt (Ground Temperature), nhiệt độ của đáy giếng ( Formation Temperature). Sau khi nhập xong chương trình sẽ cho ra giá trị của Gradient nhiệt độ của giếng.
Đối với giếng có nhiệt độ thay đổi phức tạp, thì gradient nhiệt độ tại các độ sâu không giống nhau, vì vậy lúc nhập dữ liệu cho nhiệt độ ta chọn chức năng “Complex”.
Sau đó ta cần nhập các thông số nhiệt theo chiều sâu của giếng. Khi nhập xong nhấn nút calculate, chương trình sẽ tính toán gradient nhiệt độ trên mỗi chiều sâu của giếng.