Kết quả thí nhiệm về vận tốc lắng đọng

Một phần của tài liệu Đồ Án ứng dụng coiled tubing trong xử lý cát xâm nhập (Trang 65)

L là khối lượng thể tích của dung dịch

2.5.3. Kết quả thí nhiệm về vận tốc lắng đọng

Chương trình thí nhiệm dùng để xác định các thành phần thích hợp của dung dịch. Dung dịch sử dụng được thí nghiệm theo điều kiện trong giếng. Ta dùng nhớt kế Fann 50 HPHT để xác định độ nhớt. Ta có bảng kết quả:

Hệ dung dịch Bi sắt Mẫu hạt rắn

Nước sạch 0.56 m*s-1 0.20 m*s-1

HEC 20 pptg 0.56 m*s-1 0.17 m*s-1

XC polyme 20 pptg 0.56 m*s-1 0.12 m*s-1

Sweep Fluid 0 m*s-1 0 m*s-1

Bảng 2.5 Vận tốc lắng của một vài dung dịch

Từ bảng kết quả trên, ta thấy đối với hệ dung dịch Sweep Fluid thì bi sắt và hạt rắn đề có vận tốc lắng đọng bằng 0, điều này thể hiện dung dịch này có khả năng giữ hạt rắn lơ lửng rất tốt. Kết quả này cho ta có sự lựa chọn thích hợp trong các hệ dung dịch. Thực tế một số mùn đáy có kích thước lớn (đưuòng kính lớn hơn 5mm) đòi hỏi phải có hệ dung dịch có khả năng giữ các hạt này lơ lửng, mặt khác hệ dung dịch này có khả năng bơm được dễ dàng. Trong thí nghiệm này ta sẽ thí nghiệm với bi sắt có kích thước 5mm.

Kết luận:

Việc thiết kế dung dịch có khả năng giữ hạt rắn lơ lửng, bơm qua ống CT có kích thước nhỏ và làm sạch vùng đáy giếng rộng, sẽ đem lại hiện quả về công việc và kinh tế.

Việc bơm dung dịch qua ống Coiled Tubing dài kích thước 1+1/2 in không khó khăn khi tạo ra áp suất đủ bơm.

Khả năng lấy đi và vận chuyển mùn khoan trong giếng có góc nghiêng lớn không phụ thuộc nhiều vào vận tốc của dòng dung dịch tại khoảng không vành xuyến.

Đối với đáy giếng có kích thước lớn, việc sử dụng ống CT kích thước lớn không phải là giải pháp hiệu quả trong việc làm sạch cát và hạt rắn.

Không có thiết bị CT chuyên dụng làm tăng hiệu quả việc làm sạch, mà hiệu quả phụ thuộc nhiều vào dung dịch sử dụng.

Một phần của tài liệu Đồ Án ứng dụng coiled tubing trong xử lý cát xâm nhập (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w