Nhận xét và đánh giá tổng quát về tình hình tài chính công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng công trình 656 (Trang 68)

M CL CỤ Ụ

2.3.Nhận xét và đánh giá tổng quát về tình hình tài chính công ty

Bảng 2.32 - Tổng hợp các chỉ số tài chính

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn % 96,07 94,82 95,32

Tỷ trọng tài sản dài hạn % 3,93 5,18 4,68

Tỷ trọng nợ phải trả % 98,43 97,05 97,50

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu % 1,57 2,95 2,50

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,02 1,03 1,03 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,01 1,00 1,07

Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,19 0,04 0,01

Khả năng thanh toán lãi vay Lần 11,23 - 1,35

Cơ cấu tài chính

Chỉ số nợ % 98,43 97,05 97,50

Tỷ suất tự chủ tài chính % 1,57 2,95 2,50

Tỷ suất đầu tư % 3,91 4,95 4,51

Tỷ số hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 7,82 5,16 7,35

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 101,03 112,40 95,18 Vòng quay tài sản cố định Vòng 33,46 37,46 48,48

Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,43 2,14 2,28

Khả năng sinh lợi

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 0,67 0,18 0,03 Tỷ suất sức sinh lợi căn bản (BEP) % 1,39 0,47 0,33 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) % 0,95 0,39 0,06 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 60,70 13,05 2,60

Qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng công trình 656 ta rút ra được một số nhận xét như sau:

 Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Tài sản ngắn hạn của công ty có những biến động về quy mô và tỷ trọng. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 giảm 149.169.247.861 đồng, tỷ trọng giảm 1,25%. Năm 2012 tăng 3.729.728.232 đồng, tỷ trọng tăng 0,5%. Song song với đó là tài sản dài hạn liên tục giảm về mặt quy mô và tỷ trọng. Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản, chiếm dưới 10%. Chứng tỏ công ty đã có những biện pháp điều chỉnh để tiến tới cân bằng cơ cấu tài sản phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự biến đổi rõ nét. Đặc biệt bốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 tăng 838.143.677 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng từ 1,57% (năm 2010) xuống còn 2,95% (năm 2011). Năm 2012 quy mô vốn chủ sở hữu giảm xuống 978.449.769 đồng, tỷ trọng giảm 0,45%. Song song với đó là nợ phải trả giảm nhẹ về mặt quy mô và tỷ trọng. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 153.054.875.943 đồng, tỷ trọng tăng 1,38%. Năm 2012 tăng 3.657.955.543 đồng, tỷ trọng giảm 0,45%. Điều này cho thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn tốt và nguồn vốn tài trợ cho tài sản của công ty ngày càng tăng nhanh đặc biệt là nguồn vốn vay. Tuy nhiên nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn cho những kì tiếp theo gặp khó khăn. Nợ phải trả nhiều làm cho lãi vay tăng nhanh, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và nợ phải trả chiếm tỷ trọng càng cao thì việc gặp rủi ro trong kinh doanh càng lớn.

 Khả năng thanh toán của công ty không quá cao, thể hiện năng lực chi trả các khoản nợ vay của công ty đang không quá tốt. Tuy hiện tại các khả năng thanh toán lớn hơn 1, tức là doanh nghiệp vẫn đảm bảo cho khả năng chi trả hiện tại, công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các chỉ tiêu này để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.

 Chỉ số nợ cao đặc biệt là hệ số nợ ngắn hạn (các năm đều >90%). Đòi hỏi công ty phải nỗ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận để bù đắp những khoản lãi vay. Nhưng quan trọng hơn là cần phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho công ty.

 Tỷ số về hoạt động của công ty khá tốt, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản liên tục tăng trong 3 năm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài

sản của công ty ngày càng cao, hàng hóa tiêu thụ tốt, khả năng thu hồi vốn nhanh. Kỳ thu tiền bình quân từ năm 2012 so với 2011 giảm nhanh cho thấy công tác quản lý và thu hồi công nợ của công ty ngày càng được làm tốt.

 Tỷ suất sinh lợi của công ty có xu hướng giảm qua ba năm điều này cho thấy công ty kinh doanh không hiệu quả và có dấu hiệu giảm sút, do đó công ty cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những kỳ tiếp theo.

Như vậy qua phân tích có thể năm 2012 doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả hơn so với năm 2011, tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng giá vốn, điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao doanh thu hơn nữa trong những kỳ tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 3: Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng công trình 656

Qua phần phân tích chi tiết thực trạng tài chính của công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng công trình 656 trong ba năm liên tiếp 2010, 2011, 2012, ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty còn khá nhiều bất cập, đòi hỏi quản trị công ty cần có những giải pháp tức thời cũng như lâu dài cho vấn đề tài chính của công ty cho năm tài chính tiếp theo. Qua đó, phần nào thấy được những mặt đã đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt đã đạt được, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt hạn chế doanh nghiệp nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục.

Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay đều đang gặp phải như: sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước khiến hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, khủng hoảng kinh tế,… Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển thích nghi để khắc phục.

Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là bước cản trở doanh nghiệp trên con đường phát triển.

Những vấn đề về tài chính mà công ty còn tồn đọng đến cuối năm 2012, qua phân tích đã nhận thấy và cần có những giải pháp cho những tồn đọng này như sau:

Về tình hình công nợ:

Đây là vấn đề nổi cộm nhất của công ty trong những năm qua. Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là trong tổng số nguồn vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty sẽ tăng lên. Qua phân tích ta nhận thấy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn chiếm rất lớn trong tổng số nợ phải trả. Kết hợp với phần phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất thấp. Do vậy, công ty không có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Rủi ro về khả năng thanh toán là rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty, thậm chí công ty còn có thể bị phá sản. Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ trọng của nợ dài hạn và tỷ trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do vậy, biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung và dài hạn (nếu có thể). Vay ngắn hạn trong công ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những khoản đến hạn trả. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng rủi ro thanh toán cho công ty trước mắt. Bên cạnh đó, qua phân tích về các khoản nợ phải thu, ta thấy công ty cũng bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng. Điều này phản ánh công ty chưa thực sự chú ý hoặc không thể thu hồi các khoản nợ đọng. Vì vậy, công ty cần phải có các biện pháp thu hồi nợ đọng, có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền đúng hạn. Các biện pháp này sẽ giúp công ty thanh toán các khoản nợ nần một cách tốt nhất, đồng thời góp phần làm lành mạnh hoá tình hình hoạt động tài chính của công ty.

Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty:

Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty là khá lớn, phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2011 và 2012 là quá nhỏ. Điều này gây khó khăn lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, không đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có ngay biện pháp bổ sung thêm lượng tiền mặt ở mức vừa phải đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, liên tục.

Qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy, công ty chưa chú trọng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty nên có phương hướng đầu tư vào lĩnh vực này trong năm tới. Bởi đây là khoản có khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt càng lớn.

Tỷ trọng của hàng tồn kho:

Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, phản ánh mức tồn kho của công ty là khá lớn, hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Công ty cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân và tìm mọi biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng, nhằm thu

với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho lớn vào sản xuất kinh doanh.

Về tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn:

Tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn là khá nhỏ trong tổng tài sản của công ty, điều này là không hợp lý bởi trong nghành xây dựng, việc đầu tư mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất thi công chiếm một lượng vốn khá lớn. Tỷ trọng này trong công ty gia tăng hàng năm chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đang tăng cường và quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng. Công ty cần phát huy hơn nữa trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và trong tương lai.

Một bất cập đối với công ty hiện nay đó là công ty chưa chú ý đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Bởi đây là khoản đầu tư có khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty, đầu tư vào lĩnh vực này càng nhiều thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty ngày càng lớn và ổn định. Bên cạnh đó công ty cũng vẫn chưa sử dụng tài sản cố định thuê tài chính. Đôi khi sử dụng loại tài sản này phát huy hiệu quả rất lớn, giảm bớt được một lượng vốn lớn khi phải mua những tài sản giá trị lớn không thực sự cần thiết. Lượng vốn đó dùng vào đầu tư lĩnh vực khác mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt công ty cần phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác công ty phải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh hiện có của công ty. Về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng nghành. Hay nói một cách khác, mỗi ngành kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, ngay cả những doanh nghiệp cùng ngành kinh tế nhưng cũng có một cơ cấu nguồn vốn riêng và do đó cũng không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh nào là hợp lý nhất. Song để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng có hiệu quả, công ty cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:

 Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực.

 Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong công ty.

• Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn tự tài trợ của công ty:

Qua phân tích ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty là quá nhỏ, phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty là rất thấp, công ty không thể chủ động đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này phản ánh sự mất ổn định về tài chính của công ty trong năm tài chính vừa qua và trong tương lai gần. Công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của công ty, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Nhóm các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính:

Do lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, nợ phải trả lớn, năm 2012, tỷ suất tự chủ tài chính và tỷ suất đầu tư của công ty rất thấp, kéo theo rủi ro tài chính cao, sự phụ thuộc về tài chính vào khách hàng và bạn hàng là rất lớn. Thực tiễn chứng minh rằng: Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển thành công ty cổ phần đã hoạt động có hiệu quả. Ngoài việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước, thu nhập của người lao động cũng được tăng đáng kể, thì cổ phần hoá là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong nhân dân, nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Biện pháp này đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng trong một số doanh nghiệp. Do vậy, công ty nên có phương hướng chuyển thành công ty cổ phần nhà nước (Nhà nước nắm giữ > 51% cổ phần). Như vậy, công ty mới giải quyết được các vấn đề về tình hình tài chính tài chính hiện tại: nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu, bổ sung nguồn vốn rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhóm các tỷ số khả năng sinh lợi:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng công trình 656 (Trang 68)