M CL CỤ Ụ
2.2.3. Phân tích các chỉ số tài chính
Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp do vậy chúng ta cần phải phân tích các chỉ số tài chính để giải thích
thêm các mối quan hệ tài chính.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả vì vậy chúng bắt đầu từ việc phân tích khả năng thanh toán.
2.2.3.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
2.2.3.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Bảng 2.10 - Hệ số thanh toán tổng quát (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Tổng tài sản 386.149.727.925 233.932.995.659 236.612.501.433 (152.216.732.266) 2.679.505.774 2. Tổng nợ phải trả 380.088.071.256 227.033.195.313 230.691.150.856 (153.054.875.943) 3.657.955.543 3. Hệ số thanh toán
tổng quát 1,02 1,03 1,03 0,01 0,00
Hệ số thanh toán tổng quát năm 2010 là 1,02 lần, nghĩa là cứ 1 đồng đi vay có 1,02 đồng tài sản đảm bảo. Năm 2011 hệ số thanh toán tổng quát là 1,03 lần nghĩa là cứ 1 đồng đi vay có 1,03 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát năm 2011 tăng 0,01 lần so với 2010 tuy nhiên hệ số vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt.
Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán tổng quát năm 2011 tăng so với 2010:
Năm 2012 hệ số thanh toán tổng quát là 1,03 lần bằng năm 2011. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tận dụng khả năng chiếm dụng vốn khá tốt.
Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán tổng quát năm 2012 bằng 2011: - Tổng tài sản giảm dẫn đến khả năng thanh toán tổng quát giảm:
- Nợ phải trả giảm làm cho khả năng thanh toán tổng quát tăng:
2.2.3.1.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 2.11 - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Tài sản ngắn hạn 370.977.929.250 221.808.681.389 225.538.409.621 (149.169.247.861) 3.729.728.232 2. Nợ ngắn hạn 366.759.071.256 220.796.611.313 211.441.150.856 (145.962.459.943) (9.355.460.457) 3. Hệ số thanh toán
nợ ngắn hạn 1,01 1,00 1,07 (0,01) 0,07
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 là 1,01 lần nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,01 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo và năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, tức là hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm 0,01 lần so với 2010 điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá ổn định.
Nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011: - Tổng tài sản giảm dẫn đến khả năng thanh toán nợ giảm:
- Tổng nợ ngắn hạn giảm dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 là 1,07 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,07 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, tăng 0,07 lần so với 2011. Hệ số vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán là tốt.
Nguyên nhân dẫn đến tăng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 - Tài sản ngắn hạn tăng dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng:
- Tổng nợ ngắn hạn giảm dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng:
2.2.3.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.12 - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Tiền và tương
đương tiền 69.768.501.752 8.883.637.430 2.263.851.299 (60.884.864.322) (6.619.786.131) 2. Nợ ngắn hạn 366.759.071.256 220.796.611.313 211.441.150.856 (145.962.459.943) (9.355.460.457) 3. Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán nhanh năm 2010 là 0,19 lần cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,19 đồng tiền và tương đương tiền đảm bảo. Hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nhanh thấp, điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp với các chủ nợ ngắn hạn. Năm 2011 hệ số thanh toán nhanh là 0,04 lần, giảm 0,15 lần so với 2010.
Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán nhanh năm 2011 giảm: - Tiền và tương đương giảm làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm:
- Tổng nợ ngắn hạn giảm dẫn đến khả năng thanh toán nhanh tăng:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 0,01 lần, giảm 0,03 lần so với 2011. Hệ số thanh toán nhanh năm 2012 nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán của công ty rất thấp. Công ty cần phấn đấu để cải thiện tình hình này.
Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán nhanh năm 2012 giảm:
- Tiền và tương đương tiền giảm làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm:
- Tổng nợ ngắn hạn giảm làm cho khả năng thanh toán nhanh tăng:
Bảng 2.13 - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay 5.385.518.194 1.091.777.555 786.561.657 (4.293.740.639) (305.215.898) 2. Lãi vay 479.492.333 0 581.627.046 (479.492.333) 581.627.046 3. Hệ số thanh toán
lãi vay 11,23 - 1,35 - -
Năm 2010 cứ 1 đồng lãi vay đến hạn được đảm bảo bằng 11,23 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2012 cứ 1 đồng lãi vay đến hạn được đảm bảo bằng 1,35 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay 2012 đã giảm 9,8 lần so với 2010. Đây là dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp.
Bảng 2.14 - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán năm 2011
Chỉ tiêu Các nhân tố ảnh hưởng Tổng cộng TTS TSNH Tiền và tương đương tiền Nợ NH Nợ PT EBIT LV
1.Hệ số thanh toán tổng quát -0,4 +0,41 +0,01 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn -0,41 +0,4
3. Hệ số thanh toán nhanh -0,17 +0,02 -0,15 4. Hệ số thanh toán lãi vay
Bảng 2.15 - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán năm 2012
Chỉ tiêu Các nhân tố ảnh hưởng Tổng cộng TTS TSNH Tiền và tương đương tiền Nợ NH Nợ PT EBIT LV
1.Hệ số thanh toán tổng quát -0,01 +0,01 0 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn +0,02 -0,02 +0,07 3. Hệ số thanh toán nhanh -0,03 0 -0,03 4. Hệ số thanh toán lãi vay
Năm 2011 so với năm 2010 khả năng thanh toán tổng quát của công ty tăng, các khoản thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán lãi vay đều giảm.
công ty vẫn chủ động đảm bảo được các khả năng thanh toán. Tuy vậy công ty vẫn cần phải quan tâm hơn nữa trong việc cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2.3.2. Nhóm các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính
2.2.3.2.1. Hệ số nợ
Bảng 2.16 - Hệ số nợ (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Tổng nợ phải trả 380.088.071.256 227.033.195.313 230.691.150.856 (153.054.875.943) 3.657.955.543 2. Tổng tài sản 386.149.727.925 233.932.995.659 236.612.501.433 (152.216.732.266) 2.679.505.774 3. Hệ số nợ (%) 98,43 97,05 97,50 (1,38) 0,45
Nếu như năm 2010 hệ số nợ là 98,43% nghĩa là trong 100 đồng tài sản của công ty có 98,43 đồng vay nợ, thì sang năm 2011 hệ số nợ này giảm xuống là 97,05%, tức là đã giảm 1,38% so với năm 2010, điều này thể hiện sự tự chủ về tài chính của công ty đã được cải thiện. Doanh nghiệp luôn mong muốn hệ số nợ cao bởi vì điều này có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn nhưng lại không sử dụng vốn của mình. Tuy nhiên, với hệ số nợ quá cao công ty sẽ dễ gặp rủi ro tài chính và việc vay thêm vốn từ các đơn vị khác là điều hết sức khó khăn, bởi lẽ hệ số nợ cao sẽ làm cho các nhà cung cấp tín dụng lo ngại về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Nguyên nhân làm cho hệ số nợ năm 2011 giảm: - Nợ phải trả giảm dẫn đến hệ số nợ giảm:
Năm 2012 hệ số nợ là 97,50%, tăng 0,45% so với năm 2011, tuy nhiên lượng tăng này không đáng kể. Công ty cần có biện pháp điều chỉnh hệ số nợ cho hợp lí với từng thời kì và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Nguyên nhân làm hệ số nợ năm 2012 tăng: - Nợ phải trả tăng làm cho hệ số nợ tăng:
- Tổng tài sản tăng dẫn đến hệ số nợ giảm:
2.2.3.2.2. Hệ số tự chủ tài chính
Bảng 2.17 - Hệ số tự chủ tài chính (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Nguồn VCSH 6.061.656.669 6.899.800.346 5.921.350.577 838.143.677 (978.449.769) 2. Tổng tài sản 386.149.727.925 233.932.995.659 236.612.501.433 (152.216.732.266) 2.679.505.774 3. Hệ số tự chủ
tài chính (%) 1,57 2,95 2,50 1,38 (0,45)
Năm 2010 hệ số tự chủ tài chính là 1,57% có nghĩa là trong 100 đồng vốn của công ty có 1,57 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011 hệ số tự chủ tài chính là 2,95 đồng giảm 1,38% so với 2010.
Nguyên nhân hệ số tự chủ tài chính tăng:
Năm 2012 hệ số tự chủ tài chính là 2,5%, tăng 0,45% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến hệ số tự chủ tài chính giảm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm làm cho hệ số tự chủ tài chính giảm:
- Tổng tài sản tăng làm cho hệ số tự chủ tài chính giảm:
2.2.3.2.3. Tỷ suất đầu tư
Bảng 2.18 - Hệ số Tỷ suất đầu tư (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Tài sản cố định ròng 15.089.462.824 11.590.102.639 10.680.123.804 (3.499.360.185) (909.978.835) 2. Tổng tài sản 386.149.727.925 233.932.995.659 236.612.501.433 (152.216.732.266) 2.679.505.774 3. Tỷ suất đầu tư (%) 3,91 4,95 4,51 1,05 (0,44)
Năm 2010 cứ đầu tư 100 đồng vốn thì đầu tư cho tài sản cố định là 3,91 đồng, sang năm 2011 tăng lên là 4,95 đồng, tức là tăng 1,04 đ. Điều này cho thấy công ty không chú trọng đầu tư vào tài sản cố định.
Lí do dẫn đến tỷ suất đầu tư tăng:
- Tổng tài sản giảm làm cho tỷ suất đầu tư tăng:
Năm 2012 tỷ suất đầu tư là 4,51%, giảm 0,44 % so với 2011. Lí do dẫn đến tỷ suất đầu tư năm 2012 tăng:
- Tài sản cố định giảm làm cho tỷ suất đầu tư giảm:
Bảng 2.19 - Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính năm 2011
Chỉ tiêu Các nhân tốn ảnh hưởng Tổng
cộng Nợ PT VCSH TSCĐ Tổng TS
1. Hệ số nợ -39,64 +38,26 -1,38
2. Hệ số tự chủ tài chính +0,22 +1,16 +1,38
3. Tỷ suất đầu tư -0,91 1,95 1,05
Bảng 2.20 - Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính năm 2012
Chỉ tiêu Các nhân tốn ảnh hưởng Tổng
cộng Nợ PT VCSH TSCĐ Tổng TS
1. Hệ số nợ +1,56 -1,11 +0,45
2. Hệ số tự chủ tài chính -0,42 -0,03 -0,45
3. Tỷ suất đầu tư -0,39 -0,05 -0,44
Qua việc phân tích các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính ta có thể thấy công ty có xu hướng sử dụng vốn vay nhiều hơn, việc phân tích hệ số tự chủ tài chính cho ta thấy công ty vẫn có khả năng tự chủ tài chính không tốt. Mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh riêng của mình không cao, do đó sẽ phải chịu ràng buộc hoặc chịu sức ép chi phí từ các khoản vay. Việc sử dụng vốn vay ngoài ngày càng nhiều hơn tuy có hiệu quả nhưng rủi ro cũng cao do đó công ty cần cân bằng giữa nguồn vốn chủ và vốn vay sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra việc sử dụng nhiều vốn vay dẫn đến lãi vay liên tục tăng cao làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty cần có biện pháp nâng cao đòn bẩy tài chính giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa vào năm 2013.
2.2.3.3. Nhóm các chỉ số hoạt động
Bảng 2.20 - Tỷ số hoạt động tồn kho (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Doanh thu thuần 552.803.639.929 499.718.844.338 539.793.229.509 (53.084.795.591) 40.074.385.171 2. Hàng tồn kho bình quân 70.695.392.680 96.893.119.597 73.399.206.398 26.197.726.917 (23.493.913.199) - Số đầu năm 51.344.801.483 90.045.983.877 103.740.255.316 38.701.182.394 13.694.271.439 - Số cuối năm 90.045.983.877 103.740.255.316 43.058.157.479 13.694.271.439 (60.682.097.837) - Số bình quân 70.695.392.680 96.893.119.597 73.399.206.398 26.197.726.917 (23.493.913.199) 3. Số vòng quay HTK 7,82 5,16 7,35 (2,66) 2,20 4. Kỳ luân chuyển HTK 46,04 69,80 48,95 23,76 (20,85)
Qua bảng phân tích trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 7,82 vòng và kì luân chuyển hàng tồn kho là 46,04 ngày. Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho là 5,16 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 69,80 ngày. Năm 2011 vòng quay hàng tồn kho giảm 2,66 vòng làm cho kỳ luân chuyển tăng 23,76 ngày.
Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng:
- Doanh thu thuần giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm:
- Hàng tồn kho tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm:
Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho tăng lên là 7,355 vòng làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống còn 48,95 ngày, giảm 20,85 ngày so với 2011. Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy rõ sự cố gắng trong tiêu thụ hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Nguyên nhân dẫn đến vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm: - Doanh thu thuần giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng:
- Hàng tồn kho giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng:
2.2.3.3.2. Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 2.21 - Kỳ thu tiền bình quân (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Khoản phải thu 155.133.837.459 156.019.711.921 142.708.732.345 885.874.462 (13.310.979.576) - Số đầu năm 104.268.566.779 205.999.108.139 106.040.315.703 101.730.541.360 (99.958.792.436) - Số cuối năm 205.999.108.139 106.040.315.703 179.377.148.987 (99.958.792.436) 73.336.833.284 - Số bình quân 155.133.837.459 156.019.711.921 142.708.732.345 885.874.462 (13.310.979.576) 2. Doanh thu thuần 552.803.639.929 499.718.844.338 539.793.229.509 (53.084.795.591) 40.074.385.171 3. Kỳ thu tiền bình
quân 101,03 112,40 95,18 11,37 (17,22)
Nhìn vào bảng phân tích ta có thể thấy kỳ thu tiền bình quân năm 2010 là 101,03 ngày, năm 2011 là 112,40 ngày, tăng 11,37 ngày so với 2010. Điều này cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa tốt, công ty cần cố gắng cải thiện mặt này. Nguyên nhân dẫn đến kỳ thu tiền bình quân năm 2011 tăng:
- Khoản phải thu tăng làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng:
Năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 95,18 ngày, giảm 17,22 ngày so với năm 2011. Điều này cho thấy thực tế chính sách quản lý khoản phải thu của công ty đang khá tốt.
Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm ở năm 2012 là do: - Khoản phải thu giảm làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm:
- Doanh thu tăng làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm:
2.2.3.3.3. Vòng quay tài sản cố định
Bảng 2.22 - Vòng quay tài sản cố định (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 1. Doanh thu thuần 552.803.639.929 499.718.844.338 539.793.229.509 (53.084.795.591) 40.074.385.171 2. Tài sản cố định ròng 16.521.923.571 13.339.782.732 11.135.113.222 (3.182.140.839) (2.204.669.510) - Số đầu năm 17.954.384.317 15.089.462.824 11.590.102.639 (2.864.921.493) (3.499.360.185) - Số cuối năm 15.089.462.824 11.590.102.639 10.680.123.804 (3.499.360.185) (909.978.835) - Số bình quân 16.521.923.571 13.339.782.732 11.135.113.222 (3.182.140.839) (2.204.669.510) 3. Vòng quay TSCĐ 33,46 37,46 48,48 4,00 11,02
Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 33,46 vòng, năm 2011 là 37,46 vòng, tăng 4 vòng so với 2010. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng tài sản cố định ngày càng hiệu quả hơn. Nguyên nhân dẫn đến vòng quay tài sản cố định tăng là do:
- Giá trị tài sản cố định tăng làm cho vòng quay tài sản cố định tăng:
Năm 2012 vòng quay tài sản cố định là 48,48 vòng, tăng 11,02 vòng so với 2011. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện hợp lí việc đầu tư tài sản cố định.