1.1. Quảng cáo trên Internet giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với các hình thức quảng cáo hiện đại nhất trên thế giới.
Bước sang thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế, cơ chế thị trường và xu thế hội nhập đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới cách thức làm ăn của mình. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngày nay, doanh nghiệp nào dành được nhiều khách hàng hơn doanh nghiệp đó sẽ thắng. Giờ đây, có một sản phẩm tốt chưa đủ, muốn thành công, sản phẩm của doanh nghiệp phải được thị trường biết đến. Vì thế, các hoạt động marketing, quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Con đường nhanh nhất để khách hàng biết đến doanh nghiệp đó là quảng cáo. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ quảng cáo khác nhau trên thế giới, trong đó có quảng cáo trên Internet.
Internet đã cung cấp cho ngành công nghiệp quảng cáo non trẻ của Việt Nam một phương tiện để tiếp cận với công nghệ quảng cáo hiện đại nhất trên thế giới trong khi chi phí
lại không quá tốn kém và công nghệ cũng không quá phức tạp và các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện được. Đó có thể coi là một bước đi tắt đón đầu về mặt công nghệ của Việt Nam trong ngành công nghiệp quảng cáo, đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với các công nghệ tốt nhất của quảng cáo trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh doanh trên mạng khác, việc phát triển các hình thức quảng cáo trên Internet là một xu thế tất yếu của thời đại mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mặc dù, ngành công nghệ thông tin trong nước cũng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, hạ tầng cơ sở thông tin còn nhiều hạn chế và cước phí truy cập Inernet còn cao, ngay từ bây giờ chúng ta phải xác định phát triển quảng cáo trên mạng nói riêng và phát triển các hoạt động kinh doanh trên mạng nói chung để không bị tụt hậu so với xu thế chung của khu vực và thế giới.
1.2. Quảng cáo trên mạng giúp phát triển TMĐT ở Việt Nam
Việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp thiết trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng như để giúp cho Việt Nam không bị tụt hậu so với các nước khác. TMĐT trên thế đang phát triển với tốc độ rất cao. Vì vậy, Việt Nam phải thật nhanh chóng nếu muốn được chia sẻ một phần của “chiếc bánh” hấp dẫn này. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hợp tác APEC, Việt Nam đã thoả thuận tham gia vào “Chương trình hành động chung” nhằm phấn đấu thực
đã thay mặt các chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ký Hiệp định khung e- Asean. Đây là hiệp định giữa các nước Asean nhằm đẩy mạnh việc hợp tác giữa các nước Asean trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và thương mại điện tử.
Thời gian không còn dài cho Việt Nam và các doanh nghiệp để thực hiện các cam kết của mình. Kinh nghiệm của các nước phát triển đã cho thấy, TMĐT phát triển theo các giai đoạn từ thấp đến cao. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp thường tham gia TMĐT bằng cách xây dựng các trang Web của mình để giới thiệu, cung cấp thông tin và tiến hành giao dịch qua mạng Internet. Việc phát triển các hoạt động quảng cáo sẽ góp phần thúc đẩy các ứng dụng TMĐT, đặc biệt là hoạt động bán hàng qua mạng và xuất bản thông tin điện tử trên mạng. Giống như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng cũng có chức năng thúc đẩy việc mua và bán sản phẩm. Bên cạnh đó, quảng cáo trên mạng không đơn thuần chỉ có chức năng quảng bá sản phẩm và cung cấp thông tin cho khách hàng, quảng cáo trên mạng còn đồng thời là nơi khách hàng có thể thực hiện việc mua hàng của mình. Mặc dù hiện nay, phân ngành quảng cáo trên Internetcủa Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ bé, hầu như chưa đáng kể, nhưng chính tiềm năng phát triển của nó đã góp phần thúc đẩy sự ra đời nhiều trang Web hữu ích. Quảng cáo chính là nguồn tài trợ chính cho các trang Web tin tức hay các trang Yellow page cung cấp các tra cứu điện thoại vô cùng tiện dụng hiện nay. Trên thế giới hiện nay, các trang báo trực tuyến, và mở rộng ra là hình thức
quảng cáo, dù rằng nguồn thu này chưa phải là lớn lắm. Một số trang báo điện tử Việt Nam cũng đã có được nguồn thu nhất định từ quảng cáo trực tuyến, chẳng hạn như thu từ quảng cáo của Vnexpress đảm bảo hoạt động của tờ báo, dự kiến 6 tháng đầu năm 2002 đạt 2 tỷ đồng Việt Nam. Cuối cùng, bản thân quảng cáo trên mạng cũng chính là một ứng dụng của TMĐT. Việc đầu tư cho phát triển quảng cáo trên mạng cũng chính là đầu tư cho phát triển thương mại điện tử.
1.3. Internet là con đường nhanh nhất và ít tốn kém nhất để quảng bá cho nhãn hiệu và sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới
Như chúng ta đã phân tích trong chương I, quảng cáo trên mạng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tiếp cận toàn cầu của mạng Internet. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực đã mở ra các cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp của chúng ta. Việt Nam mới bắt đầu đi vào kinh doanh theo cơ chế thị trường nên chưa đủ thời gian để nắm bắt được các quy luật cũng như tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế. Vì vậy, việc quảng cáo và xúc tiến thương mại có một vai trò hết sức quan trọng để đưa sản phẩm của Việt Nam giới thiệu với các khách hàng trên thế giới. Một số hàng hoá của Việt Nam có chất lượng không thua kém gì các nước trong khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, nhưng lại phải chịu lép vế hơn do họ đã tiến hành tốt các biện pháp xúc tiến thương mại. Trong khi đó, các công ty xúc tiến thương mại của Việt Nam còn quá nghèo nàn, không
tập trung nên chưa làm cho các doanh nghiệp nước ngoài biết đến hàng hoá Việt Nam. Việc giới thiệu các công ty trong nước với thị trường thế giới sẽ là bước đi hợp lý đầu tiên, và thiết kế trang chủ chính là phương pháp giải quyết tốt nhất. 90% các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất ít nhà kinh doanh có tiền để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Trang chủ là một phương tiện quảng cáo rẻ tiền hơn. Việc xây dựng các văn phòng đại diện và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường ở nước ngoài còn vượt qúa khả năng của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn như chi phí ban đầu để thành lập một văn phòng đại diện ở Mỹ là 3000- 4000 USD, đó là chưa kể các chi phí cho việc thuê nhân công và các khoản chi khác để văn phòng có thể hoạt động được còn tốn kém hơn rất nhiều, tất cả đều phải trả bằng ngoại tệ mạnh. Trong khi đó, việc thành lập một trang Web để tiến hành quảng cáo và tạo sự hiện diện cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường mạng toàn cầu lại rẻ hơn rất nhiều. Chi phí để tạo lập một trang Web trên mạng không quá 500- 600 USD. Một trang Web sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành quảng cáo, giao dịch với các khách hàng khắp nơi trên thế giới mà không cần phải rời văn phòng của mình tại Việt Nam. Nếu biết cách giới thiệu về công ty mình, doanh nghiệp có thể có được những hợp đồng mua bán tốt, những đề nghị hợp tác có lợi. Website của doanh nghiệp được ví như là một trung tâm thông tin, văn phòng đại diện và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp đó ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi
Ngoài ra, việc tạo lập một trang Web riêng của doanh nghiệp trên mạng sẽ giúp nâng cao hình ảnh của công ty trong con mắt của các khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay số lượng các doanh nghiệp có Website riêng ở Việt Nam chưa nhiều. Việc nhanh chóng tạo lập một trang Web để giao dịch với các khách hàng nước ngoài sẽ tạo cho doanh nghiệp có một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành ở trong nước khi tham gia vào thị trường thế giới. Khi quy mô và nguồn vốn tăng lên, các doanh nghiệp có thể tiến hành quảng cáo trên các site phù hợp của nước ngoài, chẳng hạn như các site được nhiều người ưa chuộng ở nước ngoài. Đây cũng là một cách rất hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với các khách hàng trên thế giới. Một số doanh nghiệp đã gặt hái được thành công nhờ việc xây dựng trang Web để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của mình với hách hàng trong nước và quốc tế. Chẳng hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Thành ở thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sang Hà Lan 2 công- ten- nơ sản phẩm nhựa trị giá 100.000 USD chỉ nhờ một khách hàng tham quan trang Web của công ty này. Một nông dân ở Đà Lạt đã giới thiệu quảng bá với khách hàng trong và ngoài nước về hoa của Đà Lạt qua địa chỉ http://www.vnn.vn/antuong2000/langbian và chỉ sau 100 ngày lên mạng đã có hơn 1000 lượt người truy cập địa chỉ này. Chủ trang trại Lang Bian đã có những thu hoạch đáng kể từ việc đưa thông tin của trang trại mình lên mạng, đặc biệt là việc các khách hàng nước ngoài
nhanh nhất và rẻ nhất để tiến hành quảng bá, xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
2. CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG THUẬN LỢI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG TẠI VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành những cơ sở đầu tiên cũng như có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của quảng cáo trên mạng, đặc biệt là những chính sách của nhà nước khuyến khích sự phát triển của Internet và thương mại điện tử trong đó có quảng cáo trên mạng.
2.1. Sự phát triển của Internet tại Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của mạng Internet đã tạo điều kiện để phát triển các ứng dụng trên mạng tại Việt Nam, trong đó có quảng cáo trên mạng. Mạng Internet Việt Nam bắt đầu hoạt động từ ngày 19 tháng 11 năm 1997, và ngày càng trở thành một phương tiện quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý nhà nước. Có thể nói Việt Nam đã có một mạng viễn thông hiện đại, nhưng quy mô còn nhỏ, tốc độ truy cập Internet còn thấp, đôi khi tắc nghẽn, ảnh hưởng tới tốc độ phổ cập dịch vụ Internet tại Việt Nam. Mạng lưới viễn thông Việt Nam gồm 3 tuyến cáp quang nối với quốc tế, ngoài ra còn có hệ thống thông tin tín hiệu vệ tinh và một đường cáp quang chạy từ Bắc vào Nam, có các tuyến chính ở trên 20 tỉnh, thành phố, không kể đến các tuyến phụ. Việc mở rộng băng thông gần đây lên
106 Mbps giúp cho dung lượng kênh thuê bao của Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực, đạt con số xấp xỉ Thái Lan và còn nhỉnh hơn cả Malaisia.
Thị trường Internet phát triển rất nhanh ở Việt Nam, với tốc độ phát triển gần 200%/ năm với xu hướng ngày càng tự do hơn tạo điều kiện giảm cước phí và nâng cao chất lượng các dịch vụ trên mạng. Trước đây, việc cung cấp các dịch vụ Internet chịu sự độc quyền rất lớn của các đơn vị nhà nước và việc kiểm soát thông tin ra vào của nhà nước thông qua các bức tường lửa đã làm chậm tốc độ đường truyền và làm cho cước phí truy cập của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với các điều khoản yêu cầu Việt Nam phải tự do hóa lĩnh vực viễn thông nói chung và Internet nói riêng, việc gia nhập WTO của Việt Nam trong tương lai đã đặt ra yêu cầu và áp lực phải tự do hóa viễn thông và Internet. Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng nhận ra điều này và đã có một loạt các văn bản trong năm 2001 nhằm tự do hóa ngành viễn thông nói chung và Internet nói riêng bao gồm cam kết cắt giảm phí Internet 40% trong năm 2002 và giảm mức cước viễn thông xuống bằng với mức trong khu vực. Chính phủ cũng thông báo sẽ mở cửa 30% khu vực viễn thông do nhà nước độc quyền vào năm 2005. Tối đa 40% của 11 tỷ được dành riêng cho đầu tư vào viễn thông từ nay cho đến năm 2010 sẽ được huy động từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng có chính sách sẽ loại bỏ dần chế độ kiểm soát thông tin bằng các bức tường lửa mà trước hết là tại các khu công nghệ cao và các công viên phần mềm.
Nghị định 55/CP ngày 23/8/2001, được coi là khung pháp lý quan trọng tạo cơ hội mới cho Internet Việt Nam phát triển. Trước khi nghị định 55/CP ra đời, chỉ có duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ kết nối là VDC và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trên thị trường đều là các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể trở thành ISP nếu được Tổng cục bưu điện cho phép. Trong năm 2002, Tổng cục bưu điện đã cấp giấy phép hoạt động cho 15 nhà cung cấp dịch vụ Internet mới, bổ sung vào đội ngũ các nhà cung cấp dịch vụ Internet trước đây là VDC, FPT, Netnam, Saigon Postel và Vietel. Ngoài ra, các nhà cung
cấp dịch vụ Internet nước ngoài sẽ được phép tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2002. Dự kiến, các nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài sẽ tham gia cạnh tranh với các nhà cung cấp trong nước trước cuối năm 2003. Ngày 2/5/2002, Tổng Cục Bưu Điện đã chính thức cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) cho hai nhà cung cấp mới là FPT và Vietel, chấm dứt sự tồn tại độc quyền của VDC trong vai trò IXP duy nhất trong gần 5 năm qua.
Như vậy, thị trường Internet đã thực sự cạnh tranh hơn và người sử dụng có lợi hơn. Dịch vụ truy cập Internet công cộng phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo tầng lớp nhân dân tiếp cận và khai thác nguồn tri thức vô tận trên Internet. Sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các hình thức đại lý Internet hay các điểm truy nhập cà phê Internet với mức giá rẻ chỉ khoảng 3000 VND/ giờ đã đã tạo điều kiện cho những người chưa có điều kiện nối mạng có thể dễ dàng truy cập vào Internet, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Hiện nay có 10 tỉnh, thành phố có thể truy cập trực tiếp và 61 tỉnh thành phố truy cập gián tiếp vào Internet. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, cụ thể là VDC, đã đưa Internet đến tận các vùng nông thôn thông qua các trạm bưu điện văn hóa xã. Tính đến cuối năm 2001, đã có 12 điểm bưu điện văn hóa xã tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Hiện tại, các ISP đang cạnh tranh gay gắt tập trung vào việc giảm giá cước thông qua các hình thức dịch vụ mới như VNN 1268, VNN 1269 và Internet thẻ (Inetrnet card). Hai hình thức này đã làm gia tăng đáng kể số lượng người sử dụng Internet. Trong vòng 3 tháng