hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa
Theo Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa được Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1997 thì “Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội có thể quyết định hình phạt giảm nhẹ, giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt” (Điều 22) [1, tr. 46]. Như vậy, Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa coi chuẩn bị phạm tội là tình tiết giảm nhẹ, giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt mà theo quy định tại Điều 63 Bộ luật hình sự Tòa án quyết định hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của khung hình phạt. Khác với Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, Bộ luật hình sự Việt Nam, không coi chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và khi quyết định hình phạt, Tòa án không được quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự (Điều 47)
khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
Nghiên cứu so sánh chế định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự của các nước trên thế giới cho thấy các nước (Thụy Điển, Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) đều ghi nhận về vấn đề chuẩn bị phạm tội. Nhưng Bộ luật hình sự năm 1996 của liên bang Nga ngoài việc quy định đầy đủ, chặt chẽ và có hệ thống, còn quy định thêm dấu hiệu “tìm kiếm người đồng phạm”, “bàn bạc việc thực hiện tội phạm”.
Nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước ngoài có thể thấy các giai đoạn phạm tội bao gồm tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm hoàn thành, trong đó chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là hai giai đoạn của tội phạm chưa hoàn thành. Tuy nhiên chỉ có Bộ luật hình sự liên bang Nga quy định vấn đề này thành một điều khoản riêng biệt cụ thể là tại Điều 30, Bộ luật hình sự liên bang Nga quy định:
1. Tội phạm được coi là hoàn thành nếu hành vi đã thực hiện có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được Bộ luật này quy định.
2. Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt được coi là tội phạm chưa hoàn thành.
3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành được quy định trong điều luật trách nhiệm đối với tội hoàn thành và dẫn chiếu Điều 31 Bộ luật này [1].
Như vậy tại Điều 30, Bộ luật hình sự nhà làm luật liên bang Nga đã đưa ra định nghĩa tội phạm chưa hoàn thành và ghi nhận nguyên tắc chung để giải quyết trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Đây là kinh nghiệm lập pháp mà Việt Nam cần học hỏi, tiếp thu, tham khảo trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự.
Nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội ở một số nước đã nêu trên có thể thấy quan điểm của các nhà làm
luật của mỗi nước khác nhau. Chẳng hạn, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, có thể quyết định hình phạt giảm nhẹ, giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt (Trung Quốc), có thể được miễn hình phạt (Nhật Bản, Thụy Điển). Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, người có hành vi chuẩn bị phạm tội không được giảm nhẹ, giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt mà “phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện nếu tội đó là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Chương 2