Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 51)

CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1.3. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm

1985

Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời (được Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 9 thông qua từ ngày 21 tháng 6 đến 27 tháng 6 năm 1985 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1986), đã giải quyết tương đối triệt để những đòi hỏi của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, lần đầu tiên khái niệm chuẩn bị phạm tội được ghi nhận trong Bộ luật hình sự. Bắt đầu từ đây, theo khoản 1 Điều 15 – Bộ luật hình sự năm 1985: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm”.

chưa đạt cùng được quy định trong một điều luật. Điều 15 quy định với 3 điều khoản tương ứng, khoản 1 về chuẩn bị phạm tội, khoản 2 về phạm tội chưa đạt, khoản 3 về căn cứ quyết định hình phạt đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và được áp dụng đối với tất cả các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

3. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng [22].

Qua các lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985 vào các năm 1989, 1992, 1997 thì các quy định về tội phạm chưa hoàn thành không thay đổi.

Qua thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như qua phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 có thể thấy một số mặt hạn chế (cả về khoa học và kỹ thuật lập pháp). Phải đến lần pháp điển hóa lần thứ hai với việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, chế định chuẩn bị phạm tội mới được quy định một cách chính xác và đầy đủ hơn.

Ngày 05 tháng 01 năm 1986 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, trong đó có hướng dẫn Điều 15 Bộ luật Hình sự quy định quy định ở Mục III – Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt vì hai chế định này quy định trong cùng một điều luật. Chỉ đối với những tội phạm được thực hiện do cố ý mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì khi cố ý phạm tội người phạm tội mới thường tiến hành một số hoạt động: tìm kiếm sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện tội phạm. Theo Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự quy định: Chỉ chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng thì người chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, có thể hiểu chỉ đối với những tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm thì người chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 (pháp điển hóa lần thứ nhất) không có văn bản nào ghi nhận khái niệm “Chuẩn bị phạm tội” và quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên khái niệm chuẩn bị phạm tội và khái niệm phạm tội chưa đạt được quy định tại một điều luật (Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1985). Hơn thế nhà làm luật còn quy định việc quyết định hình phạt đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

Một phần của tài liệu Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)