Hành vi chuẩn bị phạm tộ

Một phần của tài liệu Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 54)

CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.2.1. Hành vi chuẩn bị phạm tộ

Bộ luật hình sự năm 1999, tại điều 17 có quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm”.

Thứ nhất, việc quy định khái niệm chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật

hình sự thể hiện chính sách hình sự và đường lối xử lý tội phạm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Việc quy định khái niệm chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết một cách công khai, minh bạch, đúng người đúng tội, có căn cứ và đúng luật vấn đề trách nhiệm hình sự của người chuẩn bị gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Đồng thời, xác định một cách chính xác, khách quan và hợp lý các quan hệ xã hội cụ thể cần phải được điều chỉnh bằng luật hình sự. Việc quy định chế định chuẩn bị phạm tội còn góp phần bảo vệ tốt hơn lợi ích nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; hỗ trợ công tác giáo dục, phổ biến và tuyên truyền các kiến thức về pháp luật để thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật, trình độ văn hóa pháp lý trong các tầng lớp nhân dân tạo thói quen tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của công dân.

Thứ hai, chuẩn bị phạm tội là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội.

Điều 2, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. [24, tr.15].

Theo đó, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình khi có điều luật cụ thể điều chỉnh quan hệ đó.

Việc ghi nhận khái niệm chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 là căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi chuẩn bị có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không và trách nhiệm hình sự đặt ra với họ như thế nào. Từ đó, đưa ra được hình phạt phù hợp với hành vi mà họ đã thực hiện.

Thứ ba, việc quy định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự.

Chế định chuẩn bị phạm tội là một trong ba giai đoạn thực hiện tội phạm. So với phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn. Do vậy, hình phạt áp dụng đối với chuẩn bị phạm tội cũng thấp hơn. Vì vậy, việc ghi nhận chuẩn bị phạm tội trong luật là căn cứ pháp lý để phân hóa trách nhiệm hình sự giữa các mức độ thực hiện tội phạm.

Thứ tư, việc quy định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luật hình sự Việt Nam không chỉ mang tính trừng phạt mà còn mang tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm. Việc quy định khái niệm chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 và người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng làm căn cứ pháp lý quan trọng góp phần làm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử người có hành vi chuẩn bị phạm tội được đúng đắn, chính xác.

Một phần của tài liệu Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)