CÁC NGHIÊN CỨU TỎNG QUAN VỀ sụ CỚ TRÀN DẦU, PHƯƠNG P HÁP Đ Ả N H G IÁ T H IỆ T H Ạ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Dự án Thành phần 3 Điều tra, đánh giá và dự báo sự cố tràn dầu gây tổn thương môi trường biển (Trang 59)

Dầu tràn là việc phát tán một lượng lớn xăng dầu hydrocarbon vào môi trường do các hoạt động của con người, là một hình thức gây ô nhiễm. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ dầu được phát tán vào đại dương, vùng nước ven biển hoặc các sông, hồ trong lục địa. Dầu có thể là một loạt các chất khác nhau, bao gồm cả dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ tinh chế (như xăng hoặc nhiên liệu diesel), dầu nhờn hoặc dầu trộn lẫn trong chất thải... s ố lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu hiện nay đang là mối hiểm hoạ tiềm tàng đổi với các quốc gia ven biển.

Nguyên nhân dầu tràn chỉ có thể xuất phát từ ba khả năng:

- Thứ nhất, trên mặt nước biển: Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển: chiếm khoảng 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Do tàu chở dầu trong vùng ảnh hưởng bị sự cố ngoài ý muốn hoặc cố ý súc rửa, xả dầu xuống biến...

- Thứ hai, trong lòng nước biển: Do rò rỉ các ống dẫn dầu, các bể chứa dầu trong lòng nước biên...

- Thứ ba, dưới đáy biển: Do khoan thăm dò, khoan khai thác, túi dầu bị rách do địa chấn hoặc do nguyên nhân khác... Trong tự nhiên có những túi dầu nằm rất sâu dưới đáy biển nên việc khoan thăm dò cực khó. Tuy nhiên nếu động đất xảy ra ở ngay khu vực có túi dầu thì khả năng túi dầu bị vỡ, bị xì là hoàn toàn có thể. Mặt khác, trong lòng đất có rất nhiều vi sinh vật yếm khí, một số loài có khả năng “nhả” ra axit làm bào mòn các lớp trầm tích nằm phía trong hoặc ngoài các túi dầu, khí. Giới khai thác dầu khí đã biết lợi dụng khả năng này của đội quân vi sinh vật yếm khí trên nhằm góp phần làm thông thương tốt hơn các mạch dầu, khí. Tuy nhiên, bằng suy luận tương tự thì đội quân vi sinh vật này cũng có thể tàn phá lớp trầm tích bên ngoài mỏ dầu, đến một lúc nào đó làm dầu “xì” ra...

Báo cảo tống hợp két qua thực hiện dự án: “Điều tra, đánh giả, dự báo nguy cơ sự cố tràn dầu gây tổn thương m ôi trường biển; đề xuất các giải pháp ửng phónăm 2009

Cục Kiêm soát ô nhiêm

Các loại dầu thường được vận chuyển trên biển bao gồm:

- Dầu diesel là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370°c. Các nhiên liệu Diesel nặnghơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 425°c còn gọi là dầu Mazut (Fuel oil). Dầu Diesel được đặt tên theo nhà sáng chế Rudolf Diesel, và có thể được dùng trong loại động cơ đốt trong mang cùng tên, động cơ Diesel.

- Dầu Fuel oil (FO, dầu ma zút) có hai loại chính: + Dầu FO nhẹ có độ sôi 200-300°C, tỷ trọng 0,88-0,92.

+ Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 320°c và tỷ trọng 0,92-1,0 hay cao hơn. Kết quả thống kê các sự cố tràn dầu trên thế giới cho thấy trong lịch sử đã xảy ra rất nhiều các sự cố tràn dầu và gây nên những hậu quả khôn lường cả về kinh tế và môi trường.

Tại Việt Nam, theo Bộ TNMT (2008), từ năm 1997 đến nay ở Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu trên biển, trên sông hoặc trong các hoạt động khai thác vận chuyển dầu, trong đó một số sự cố đến nay chưa xác định được nguồn gốc. Điển hình là các sự cố tàu Formosa One Liberia va chạm với tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi - Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng 1.000m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng rộng lớn biến Vũng Tàu. Năm 2004, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình, chúa khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó chỉ xử lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển. Gần hơn, vào năm 2007, sự cố tràn dầu ở ven biến Trung Trung Bộ cũng gây ra những tổn thất lâu dài cho các hệ sinh thái nhạy cảm tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cũng như các hoạt động kinh tế tại vùng Cửa Đại và Hội An. Sự cố tràn dầu cũng đã xảy ra trên một số tuyến giao thông đường thủy trên các sông gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tháng 1/2005, tàu chở dầu Kasco - Monrovia chở khoảng 30.000 tấn dầu DO, trong khi cập cảng Sài Gòn Petrol đã đâm vào cầu cảng làm hàng ngàn tấn dầu DO tràn ra sông Đồng Nai. Tháng 1/2008, sà K6-01854 chở 400.000 lít xăng, dầu khi đang lưu thông trên sông Vàm cỏ Đông tỉnh Long An đã bị một sà lan chở

Cục Kiêm so á t ô nhiễm

Báo cáo tồng hợp kết quà thực hiện dự án: Điểu tra, đánh giả, dự báo nguy cơ sự cổ tràn dầu gây ton thương môi trường biển; đề xuất các giải pháp úng phónăm 2009

cát đâm phải làm thủng hai khoang chứa 70.000 lít dầu và 40.000 lít xăng, việc ứng phó và khắc phục sự cổ tại địa phương chậm và không hiệu quả.

Các đối tượng tài nguyên môi trường và hệ sinh thái quan trọng có nguy cơ bị tổn thất do ô nhiễm tràn dầu tại Việt Nam gồm:

- Các hệ sinh thái đất ngập nước - Rừng n^ập mặn

- San hô - Cỏ biển

- Tài nguyên nước và đa dạng sinh học tại các hệ thống sông suối, ao hồ - Tài nguyên du lịch ven biến

Hiện nay, vấn đề đánh giá thiệt hại kinh tế sau sự cố tràn dầu được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm nhiều mục đích quản lý khác nhau. Ngoài ra, ở tầm quốc tế, Tổ chức hàng hải thế giới (IMO) cũng đưa ra một sổ hướng dẫn và phương pháp đánh giá thiệt hại phục vụ cho giải quyết các vấn đề kiện đòi bồi thường. Đa số các quốc gia thành viên của IMO và các Công ước quan trọng của ỈMO như CLC (Công ước về bồi thường thiệt hại dân sự) hay IOPC (Công ước quốc tế về Quĩ bồi thường thiệt hại) sử dụng các phương pháp của IMO để đánh giá thiệt hại trực tiếp của sự cố dầu tràn. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển (Mỹ, Anh, ú c , EƯ) với cơ sở khoa học tiến bộ và hệ thống luật pháp chặt chẽ còn áp dụng các phương pháp khác để đánh giá các khía cạnh gián tiếp của thiệt hại, từ đó làm bức tranh thiệt hại được đầy đủ và chính xác hơn, đồng thời cung cấp thông tin cơ sở quan trọng cho các giải pháp đầu tư phục hồi hậu quả của sự cố cũng như các cơ chế và giải pháp phòng ngừa và hạn chế sự cố. Theo các nhà kinh tế và các chuyên gia đánh giá, các phương pháp đánh giá thiệt hại được chia thành thành 2 nhóm là các phương pháp dựa vào thị trường (market based valuatỉon) và các phương pháp đánh giá phi thị

trường (non mcirket valuatỉon).

Những nhóm thiệt hại sau đây được đền bù theo Công ước CLC và Công ước Quĩ:

Báo cáo tổng hợp kết qua thực hiện dự Ún: "Điều tra, đảnh giá, dự báo nguy cơ sự cố tràn dầu gâv tổn thương môi trường biển; đề xuất các giải pháp ứng phó năm 2009

Cục Kiêm soát ô nhiễm

mChi p h í cho các biện pháp làm sạch và phòng ngừa sự cổ tràn dầu (cỉean up and preventỉve measures)

• Thiệt hại tài san (property damage)

Thiệt hại do hậu quả của dầu tràn (consequential loss)

Thiệt h ạ i kinh tế (pure economic loss)

Thiệt hại về môi trường (environmentaỉ damage)

Chi p h í tư vấn (use o f advisers)

Dựa trên những nghiên cứu tổng quan nêu trên, chúng tôi đã bước đầu tiến hành xây dựng các mô hình tính toán nhằm lượng hóa mối tương quan giừa tác động do tràn dầu và các tổn thất tài nguyên - môi trường, các tổn thất thị trường và phi thị trường khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện năm 2009 Dự án Thành phần 3 Điều tra, đánh giá và dự báo sự cố tràn dầu gây tổn thương môi trường biển (Trang 59)