Trước khi đàm phán

Một phần của tài liệu Những lưu ý khi giao tiếp quốc tế (Trang 42)

Buổi đàm phán thường mở đầu bằng những câu chuyện ngắn ngoài lề để hai bên có thể bắt đầu làm quen; có thể là những câu hỏi về sức khoẻ và gia đình.

Với người Nigeria, gia đình rất quan trọng nên việc bạn hỏi về gia đình của họ có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Một số câu hỏi có thể mang tính

chất cá nhân và riêng tư. Điều quan trọng là hãy kiên nhẫn và để cho đối tác quyết định tốc độ đàm phán.

Tính hài hước cũng được đánh giá cao miễn không phải có ý châm biếm hay hoài nghi. Nói chung, người Nigeria thường không theo khuôn mẫu và không quá trịnh trọng.

Mục đích chính của cuộc họp đầu tiên là hai bên tìm hiểu nhau. Bạn có thể thảo luận các vấn đề kinh doanh nhưng đừng vội vã bắt đối tác phải theo kế hoạch dự kiến của bạn.

Họ cũng hay phóng đại khả năng hoặc hứa những đơn hàng không đáng tin để duy trì quan hệ với đối tác nước ngoài. Do đó cần kiểm tra tư cách của đối tác và rà soát mọi thông tin mà bạn nhận được.

Bài trình bày của bạn phải có sự hấp dẫn, hình ảnh tốt và rõ ràng. Sử dụng sơ đồ và hình ảnh bất cứ lúc nào có thể, cắt giảm từ ngữ và tránh các biểu thức phức tạp.

Đàm phán

Thái độ và Phong cáchTại Nigeria, các phương pháp chính để đàm phán là sử dụng thương lượng phân phối và dự phòng. Xét về mặt lý thuyết, người mua luôn đứng ở vị trí thuận lợi trên bàn đàm phán.

Nhưng với người Nigeria, điều đó không phải luôn đúng – mà theo họ, cả hai bên đều phải giữ trách nhiệm của mình để đi thỏa thuận cuối cùng.

Người Nigeria tỏ ra khá hợp tác khi đàm phán và chỉ miễn cưỡng đồng ý với sự thoả hiệp trừ phi đó là lựa chọn duy nhất để việc đàm phán không đi vào bế tắc. Nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” không phải là cách tiếp cận ưa thích của người Nigeria khi đàm phán. Họ sẽ rất vui nếu bạn đồng ý với những cam kết có lợi cho họ.

Trong thực tế, họ cảm thấy ở vị thế cao hơn nếu họ thành công trong việc thuyết phục bạn chấp nhận các điều khoản và điều kiện bất lợi. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, thay vì giận dữ bạn hãy giữ bình tình, thân thiện, hòa nhã và kiên trì.

Nếu có tranh chấp trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đàm phán, bạn nên bình tĩnh xử lý thông qua những mối quan hệ cá nhân và thể hiện cho họ thấy bạn sẵn sàng thỏa hiệp lại.

Tốc độ đàm phánthường chậm và kéo dài vì phải trải qua rất nhiều giai đoạn

Một phần của tài liệu Những lưu ý khi giao tiếp quốc tế (Trang 42)