Để giáo viên lên lớp có định hướng thống nhất, kết quả giờ học có hiệu quả thiết thực, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm về mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương pháp tiến hành. Khi đã có sự nhất trí cao, chúng tôi cung cấp tài liệu cụ thể cho giáo viên thực nghiệm. Bao gồm:
- Câu hỏi để học sinh tìm hiểu bài ở nhà ( Với tác phẩm dạy thực nghiệm) - Bài kiểm tra và đáp án kiểm tra sau khi học tác phẩm.
- Các mẫu thống kê kết quả thực nghiệm, mẫu biên bản giờ dạy thực nghiệm, phiếu nhận xét giáo án và giờ dạy thực nghiệm.
Sau đó tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh lớp thực nghiệm chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi cho trước. Học sinh lớp đối chứng vẫn chuẩn bị bài theo yêu cầu của sách giáo khoa,
- Bước 2: Trước giờ học, giáo viên kiểm tra kết quả chuẩn bị bài của học sinh bằng bài tập trắc nghiệm, thu chấm và thống kê kết quả kiểm tra.
- Bước 3: Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình tổ chức cho học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ cho học sinh lớp thực nghiệm. Kiểm tra chất lượng của cả hai lớp, thu bài chấm, thống kê kết quả.
Đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá, đề bài kiểm tra của chúng tôi gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm có 8 câu chiếm 4/10 điểm nhằm đánh giá năng lực phát hiện và cảm nhận chung của học sinh về cảm xúc trữ tình cũng như các phương tiện nghệ thuật nhằm biểu đạt cảm xúc trong hai tác phẩm được học. Phần tự luân chiếm 6/10 điểm, vừa đánh giá năng lực phân tích, cắt nghĩa, lý giải, bình luận của học sinh về vấn đề nêu ra trong tác phẩm vừa kiểm tra khả năng lĩnh hội và vận dụng kĩ năng sống sau khi được học hai tác phẩm.
104
Từ kết quả thu được, chúng tôi tổng hợp số liệu, so sánh, đối chiếu giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.