Khái niệm thơ trữ tình

Một phần của tài liệu Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở (Trang 33)

Xung quanh khái niệm về thơ, có rất nhiều quan niệm từ xưa cho đến nay, cả phương Đông và phương Tây. Có thể điểm qua một vài ý kiến về khái niệm này.

Bạch Cư Dị viết: “Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Bielinxki cho rằng “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật"

Trong Mỹ học Heghen viết: “Đối tượng của thơ không phái là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phái là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh… Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần”.

Sóng Hồng nói một cách rõ hơn: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy ở trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.

Nhà thơ Tố Hữu đã rất nhiều lần bày tỏ quan niệm của mình về thơ: “Thơ không phải là văn chương mà chính là gan ruột”, “ Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”…

Theo Trần Đình Sử, La Khắc Hòa …, thơ trữ tình được hiểu “Là loại thơ thông qua bộc lộ cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống mà thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung” [41,tr. 181]

Từ điển thuật ngữ Văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cho rằng: “Thơ trữ tình là thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những

30

dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học”[17, tr. 317]

Như vậy, có nhiều quan niệm về thơ song dễ thấy tất cả các ý kiến đều có một quan điểm chung, nhấn mạnh đặc trưng quan trọng của thơ, đó là sự bộc lộ trực tiếp thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ qua hệ thống ngôn ngữ hàm súc, cô đọng.

Một phần của tài liệu Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở (Trang 33)