Cải thiện quan niệm của công chúng về hoạt động bán hàng đa cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra (Trang 69)

Để có thể cải thiện quan niệm của công chúng về hoạt động bán hàng đa cấp cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :

- Nâng cao trình độ dân trí để tạo cho họ cơ sở để có thể tự nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp.

- Cung cấp thông tin và hiểu biết cơ bản về bán hàng đa cấp để họ hiểu rằng bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Trong đó, nhà nước cần thống nhất và cung cấp nguồn thông tin chính thức loại bỏ các nguồn thông tin không chính thức, đồng thời doanh nghiệp cũng cần có hoạt động đào tạo có chiều

sâu hơn với các nhân viên của mình nhất là các nhân viên mới để họ làm việc chuyên nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.

- Để đảm bảo cho việc kinh doanh của doanh nghiệp được phát triển lâu dài và bền vững, doanh nghiệp phải tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Doanh nghiệp phải chấp hành mọi quy định của Nhà nước trong hoạt động của mình, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý và thu hộ thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên của phân phối viên cho cơ quan thuế.

- Ngoài ra, để tồn tại và phát triển vững mạnh, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội như góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân trong xã hội, tiến hành các hoạt động từ thiện.

- Các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Ngoài việc đọc thật kỹ và làm theo các văn bản pháp lý quy định về ngành nghề như Nghị định 110 Chính phủ về hoạt động kinh doanh đa cấp, Thông tư 19/2005/TT-BMT ngày 08/01/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với người tiêu dùng. Ngày nay kinh doanh đa cấp đang dần dần được chấp nhận trong xã hội, mỗi công ty cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với ngành nghề, nhằm đưa công ty và ngành nghề phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với Pháp luật, và phát triển bền vững trong tương lai hơn.

Kết luận

Từ lâu người ta dùng khái niệm “thương trường như chiến trường” chỉ cuộc chiến giành khách hàng đã trở nên khốc liệt đến mức các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng bị loại khỏi cuộc chiến ngay những năm đầu tiên. Công nghệ hiện đại giúp nhà sản xuất có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm hiện đại, chất lượng nhưng đời sống sản phẩm bị rút ngắn trong khi họ luôn phải đối mặt với vấn đề hàng đầu là tiêu thụ. Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông cho phép các doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình rộng khắp, nhưng chi phí quá cao và có thể họ không còn kiểm soát được hiệu quả của các công cụ hiện đại này trong tình trạng tràn ngập thông tin và người dân bị quá tải khi là đối tượng mục tiêu của hàng chục thông điệp marketing và quảng cáo mỗi ngày.

Trước những vấn đề hóc búa của những mô hình kinh doanh có từ lâu đời, MLM đã ra đời như một giải pháp phân phối mới, được các doanh ngiệp vận hành như những công cụ thay thế marketing truyền thống, quá trình tiêu thụ đã diễn ra theo một quy trình hiệu quả: Từ nhà sản xuất đến trung tâm phân phối và NPP nối liền trung tâm phân phối với người tiêu dùng. Một công ty MLM dễ dàng thực hiện được mục tiêu tiết kiệm, mục tiêu nghiên cứu phát triển sản phẩm và mục tiêu tiêu thụ.

Trái với những lời dự đoán rằng MLM sẽ thay thế ngành kinh doanh truyền thống và toàn bộ dân số sẽ gia nhập MLM trong một thời gian ngắn, MLM dù đã phát triển mạnh thế nào cũng là một mô hình tồn tại song song các mô hình kinh doanh khác. Cũng như những mô hình kinh doanh khác MLM có ưu điểm và nhược điểm, đặc biệt những biến tướng tiêu cực của nó gây nhiều thiệt hại cho kinh tế, xã hội và luôn bị dư luận lên án... nhưng đó chỉ là một số hiện tượng của một mô hình kinh doanh hiện đại, và quan niệm rằng MLM là một ngành nghề lừa đảo

cần phải “xóa sổ” khỏi Việt Nam chắc chắn là một quan điểm không phù hợp với chủ trương phát triển và hội nhập của ta.

Bằng việc hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp ở nước ta kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống sẵn có chắc chắn sẽ đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước để thực hiện được mục tiêu của đảng và nhà nước đề ra là tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với cơ cấu nền kinh tế hợp lý và phương thức sản xuất hiện đại năng suất cao.

Tài liệu tham khảo

1. Nghị định 110/2005/NĐ-CP. 2. Luật Cạnh Tranh 2005. 3. Thông tư 19/2005/TT-BTM.

4. Thông tin từ các sở công thương Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

5. Richard Poe, dịch giả Cù Hoàng Đức (2003), Làn sóng thứ 3, Nhà xuất bản Thế Giới.

6. http://www. qlct. gov. vn/Web/Content. aspx?distid=2082&lang=vi-VN 7.http://vietbao.vn/Kinh-te/Se-Luat-hoa-hoat-dong-ban-hàng-da-cap-the- nao/20356272/87/

8. Bán hàng đa cấp ở Việt Nam: Méo mó và biến tướng đăng trên báo CAND ngày 20-7-2011 9. http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n_h%C3%A0ng_%C4%91a_c%E1%B A%A5p 10.http://vietbao.vn/Kinh-te/Ban-hàng-da-cap-Sinh-Loi-moc-dau- moi/30141286/87/ 11. http://dantri.com.vn/c20/s20-333150/tp-can-tho-len-do-thi-loai-i-truc-thuoc-tu 12.http://cafef.vn/2011070208083920CA33/hon-1-trieu-nguoi-tham-gia-mang- luoi-ban-hang-da-cap.chn

13. Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh tổng kết công tác quản lý bán hàng đa cấp ngày 1-7-2011 tại Tp.Hồ Chí Minh

14.http://www.taichinhdientu.vn/Home/Ban-hang-da-cap--dau-dau-cac-nha-quan- ly / 20105/87302.dfis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Thực trạng bán hàng đa cấp tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra (Trang 69)