Clamidia (chlamydia)

Một phần của tài liệu TEBAOHOCVISINHVAT (Trang 57)

Năm 1907 hai học giả tiệp khắc (cũ) lần đầu tiên phát hiện ra thể bao hàm trong tế bào kết mạc của các nạn nhân đau mắt hột (trchoma). Về sau nhiều nhà học giả cho rằng các thể bao hàm mắt hột là tập đoàn của những vi rút có kích thước lớn. Thuật nhữ Chlamydia (từ gốc Hilap Chlamys là cái áo choàng) được Jones, Rake và Stearns đề xuất từ năm 1945. Năm 1950 Zhdanov và Korenblit gọi là Rickettsiaformis, năm 1953 Coles gọi là Powazekia, năm 1953 Meyer gọi là Bedsonia, năm 1964 Levaditi và cộng sự lại gọi là Rakeia.

Mãi đến năm 1970 tại hội nghị quốc tế về mất hột tại Mỹ mới chính thức gọi nhóm vi sinh vật này là Chlamydia.

Đó là một loại vi khuẩn rất bé nhỏ, qua lộc, gram âm,có chu kỳ phát triển độc đáo, kí sinh bắt buộc trong tế bào các vi sinh vật nhân thật.

Clamidia khác viruts ở các điểm sau đây: - Có cấu tạo tế bào

- Có chứa đồng thời hai loại axit nucleic : and và ản

- Có thành phần tế bào chứa peptidoglican đặc trưng cho vi khuẩn gram âm.

- Có riboxom trong tế bào

- Có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu các enzim tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, do đó bắt buộc phải ký sinh trong tế bào có nhân thật.

- Phân cắt thành 2 phần bằng nhau lúc sinh sôi nảy nở

- Rất mẫn cảm với các chất kháng sinh và sumphamit (riêng Chlamydia psittaci có tính đề kháng cao đối với sunphamit)

- Trong phòng thí nghiệm có thể nuôi cấy trong màng bao lòng đỏ trứng gà, trong khoang bụng chuột bạch, trên tế bào Hela…

Clamidia có một chu kỳ sống khá đặc

biệt: dạng cá thể có khả năng xâm nhiễm được gọi là nguyên thể. Đó là loại tế bào hình cầu có thể chuyển động, đường kính nhỏ bé (0,2-

0,5m),nhuộm Giemsa bắt màu tím, nhuộm Macchiavello bắt màu đỏ. Nguyên thể bám

chắc được vào mặt ngoài của tế bào vật chủ và có tính cảm nhiễm cao.

Lúc nguyên thể gặp tế bào dễ cãm nhiễm phần không chịu nhiệt ở bề mặt nguyên thể hấp thụ lên phần thụ thể mẫn cảm với men của tuỵ tạng. Nhờ tác dụng thực bào của tế bào vật chủ mà nguyên thể xâm nhập vào trong tế bào, phần màng bao quanh nguyên thể biến thành không bào. Nguyên thể lớn dần lên trong không bào và biến thành thuỷ thể.

Thuỷ thể (thuỷ = nguyên thuỷ), còn gọi là dạng lưới, là loại tế bào hình cầu màng mỏng, khá lớn (đường kính 0,8-1,5m). Thuỷ thể liên tiếp phần cắt thành hai phần bằng nhau và tạo

Về sau một lượng lớn các tế bào con này lại phân hoá thành các nguyên thể nhỏ hơn nữa, màng dày và có tính cảm nhiễm. Khi tế bào vật chủ bị phá vỡ các nguyên thể được giải phóng ra sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác.

Nguyên thể Thuỷ thể

Kích thước 0,2-0,5 0,8-0,5

Thành tế bào Vững chắc,

không cho các cao phân tử đi qua

Mền yếu cho

các cao phân tử đi qua

ADN Dầy đặc Phân tán

ARN : ADN 1:1 3:1

Metionin,Xixtein Có Không cơ

Hoạt tính trao

đổi chất Thấp Cao

Năng lực đề

kháng Mạnh Yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng sinh

học Cảm nhiễm Sinh sản (phân cắt)

Theo hệ thống phân loại Bergey thì Chilamydia chỉ là một chi, thuộc họ Chlamydiaceae, bộ

Chlamydiales.Nhiều loài Chlamydia gây ra các bệnh nguy hiểm cho người và động vật.

Ngoài Chlamydia trachmatis còn có một số loài Chlamydia khác gây bệnh cho động vật : c.psittaci, c.ornithosis, c.miningo-pneumonitis, c.feline pneumonitis, c.guinea pig conjunctivitis, c.bovine encephalomyelitis.

Một phần của tài liệu TEBAOHOCVISINHVAT (Trang 57)