Năm 1909, H.T. Ricketts (1871 -1910) lần đầu tiên phát hiện ra mầm bệnh của bệnh sôt thương hàn phát ban (sau này gọi là bệnh sốt Ricketxi phát ban). Năm 1910 ông đã hi sinh trong khi nghiên cứu bệnh này. Nhóm vi sinh vật này về sau được gọi là Ricketxi để kỉ niệm công lao của nhà khoa học này.
Ricketxi là loại vi sinh vật nhân nguyên thủy G chỉ có thể tồn tại trong tế bào các vi sinh vật nhân thật. chúng khác với Micoplasma ở chỗ đã có thành tế bào và không thể sống độc lập
1.4.2 Ricketxi (Rickettsia)
chúng khác với Clamidia ở chỗ tế bào lớn hơn, không có dạng qua lọc, năng lực sinh tổng hợp khá mạnh và không tạo thành các thể bao hàm.
Trước đây người ta cho rằng Ricketxi chỉ kí sinh ở động vật, nhưng năm 1972 I.M. Windsor đã tìm thấy những loại Ricketxi kí sinh trên thực vật. người ta gọi nhóm này là RLO (Rickettsia- like organism, cơ thể loại Ricketxi hoặc là RLB (Ricketssia-like bacteri, vi khuẩn loại Ricketxi). Tính đến năm 1985 người ta đã phát hiện được 30 loài ricketxi.
1.4.2 Ricketxi (Rickettsia)
Ricketxi có các đặc điểm chung sau đây :
Tế bào có kích thước thay đổi, loại nhỏ nhất chỉ là 0.25 1,0 , loại lớn nhất là 0.6 1,2 hoặc 0.8 - 2,0 .
Tế bào có hình thái biến hóa, có thể có hình que, hình cầu, hình song cầu, hình sợi… trong tế bào bị cảm nhiễm Ricketxi sắp xếp vô quy tắc nhung thường tụ tập thành từng khối dày đặc.
1.4.2 Ricketxi (Rickettsia)
Có thành tế bào bắt màu G nhưng khó nhuộm, thường dùng các phương pháp nhuộm Giemsa, Giménez, Macchiavello.
Kí sinh bắt buộc trong tế bào các sinh vật thật.
Vật chủ thường là các động vật có chân đốt như ve, bét, bọ, rận… Đáng chú ý các loài Dermacentor andersoni, Dermacentor gvariabilis, Pediculus humanus, Xenopxylla cheopis. Các động vật nhỏ bé này sẽ truyền màm bệnh qua người và các động vật xương sống khác.
1.4.2 Ricketxi (Rickettsia)
Sinh sản bằng phương pháp phân cắt thành 2 phần đều nhau.
Mẫn cảm với các chất kháng sinh như penixilin, tetraxilin, cloramphenicol, lincomixin…
Có các chu trình trao đổi năng lượng không hoàn chỉnh, phần lớn chỉ có thể sử dụng axit glutamic để sinh năng lượng chứ không sử dụng được glucozo.
Thường được nuôi cấy trong phôi gà, trong các động vật mẫn cảm, trong các tổ chức nuôi cấy (như dòng tế bào Hela).
1.4.2 Ricketxi (Rickettsia)
Theo hệ thống phân loại Bergey (1994) thì tất cả Ricketxi được xếp vào một bộ, bộ Rickettsiales. Trong bộ này có ba họ với tất cả 14 chi :
A-Họ Rickettsiaceae
(a). Tộc (Tribe) Rickettsieae. + Chi Ricketsia
+ Chi Rochalimaea + Chi Coxiella