Micoplatma (Mycoplasma)

Một phần của tài liệu TEBAOHOCVISINHVAT (Trang 38)

Năm 1898, E.Nocard và cộng sự lần đầu tiên phân lập được Micolatma từ bỏ bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm phổi màng phổi (PPO, pleuroneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lạpđược PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm phổi màng phổi (PPLO, pleuroneumonia like organisms). Từ năm 1955 PPO và PPLO được chính thức đổi thành Micoplatma.

1.4.1 Micoplatma (Mycoplasma)

Năm 1967 các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra các loại Micoplatma gây bệnh cho thực vật (dâu, khoai tây, …). Các loại Micoplatma gây bệnh thực vật hiện được gọi là MLO – vi sinh vật loại Micoplatma (Mycoplasma – like organnisms).

Micoplatma là vi sinh vật nguyên thủy chưa có thành tế bào, đó là loại vi sinh vật nhỏ nhất trong sinh giới có đời sống dinh dưỡng độc lập.

Nhiều loại Micoplatma gây bệnh cho động vật (bò, cừu, dê, lợn,gà, vịt …) và gây bệnh cho người. Một số loại MLO gây bệnh cho lúa, ngô,dâu, khoai tây, tre, nứa. một số Micoplatma có đời sống hoại sinh, thường gặp trong đất, trong nước bẩn, trong phân ủ. Micoplatma có thể làm nhiễm bẩn các dung dịch dùng để nuôi cấy tổ chức động vật

1.4.1 Micoplatma (Mycoplasma)

Micoplatma có kích thước ngang khoảng 150-300nm thường là 250nm , khó thấy được dưới kính hiển vi quang học bình thường. Micoplatma không có thành tế bào, bắt màu G âm, có tính đa hình thái, có dạng nhỏ đến mức lọt qua nến lọc vi khuẩn, dễ mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, mẫn cảm vối cồn với các chất hoạt động bề mặt (xà phòng, bột giặt…) không mẫn cảm với penixilin, xicloserin, xephalosporin, baxitraxin và các chất kháng sinh khác ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào.

1.4.1 Micoplatma (Mycoplasma)

Micoplatma tạo ra những khuẩn lạc rất nhỏ trên môi trường thạch, đường kính khuẩn lạc thường chỉ vào khoảng 0.1-1mm, nhiều khi có dạng như trứng ốplếp(trứng rán có lòng đỏ ở giữa).

Micoplatma thường sinh sản theo phương thức cắt đôi. Chúng có thể sinh trưởng độc lập trên các môi trường nuôi cấy nhân tạo giàu chất dinh dưỡng (có chứa máu hoặc cao nấm men. Micoplatma có thể phát triển cả trong điều kiện hiếu khí (aerobic) lẫn kị khí (anaerobic) nghĩa là có cả kiểu trao đổi chất oxi

1.4.1 Micoplatma (Mycoplasma)

Micoplatma chịu ức chế bởi các chất kháng sinhngăn cản quá trình sinh tổng hợp protêin (như eritromixin, têtraxilin, lincomixin, gentamixin, kanamixin…)

Màng tế bào chất của micoplatma có chứa sterol cho nên rất mẫn cảm với các chất kháng sinh thuộc nhóm polien như nistatin, amphotarixin, candixidin …

Hiện nay đã biết được khoảng 80 loài micoplatma.

1.4.1 Micoplatma (Mycoplasma)

Theo hệ thống phân loại Bergey (1994) thì thuộc về bộ Micoplatmatales có ba họ :micoplasmataceae (gồm chi micoplasma và Ureaplasma), Acholeplasmataceae (chi Acholoplasma) họ Spiroplasmataceae (có chi Spiroplasma). Không thuộc bộ Micoplasmatales co các chi Anaeroplasma, Thermoplasma và các MLO ( microplatma gây bệnh ở thực vật). bỗ micoplasmatales thuộc về lớp Mollicutes, ngành Teniricutes.

Một phần của tài liệu TEBAOHOCVISINHVAT (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(115 trang)