8. Cấu trúc luận văn
1.3. Thực trạng việc lựa chọn và sử dụng bài tập hoá học thực nghiệm trong
trƣờng phổ thông hiện nay.
Bài tập hóa học là một công cụ, phƣơng tiện mạnh nhất để giúp học sinh biến những kiến thức trên lí thuyết thành những hiểu biết của mình và vận dụng để giải thích các hiện tƣợng tự nhiên. Vì vậy, bài tập có vị trí và vai trò hết sức quan trọng nhƣng nó vẫn chƣa đƣợc sử dụng tốt để phát huy hết tác dụng của nó.
Qua điều tra, phỏng vấn ở một số trƣờng phổ thông về việc dạy học môn hóa học, kết quả nhƣ sau:
- 36,5 % GV lựa chọn bài tập thực nghiệm không theo mức độ nhận thức còn mang tính chất cảm tính, cụ thể là thƣờng lựa chọn quá dễ hoặc quá khó đối với mức độ nhận thức của học sinh.
- Chỉ có 22% GV sử dụng bài tập thực nghiệm vào việc xây dựng kiến thức mới kĩ năng mới. Chủ yếu các GV sử dụng bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng.
- 28,1% GV không lựa chọn bài tập dạng tách và tinh chế các chất cho học sinh. - Giải quyết các bài tập hóa học thực nghiệm cùng với việc làm thí nghiệm mới chỉ có 23% GV thực hiện.
- Số lƣợng bài tập hóa học thực nghiệm trong sách giáo khoa quá ít.
Trong toàn bộ chƣơng trình phổ thông bài tập thực nghiệm chỉ chiếm 11,8% so với tổng số bài tập, trong đó chủ yếu là dạng nhận biết và phân biệt các chất. Các bài tập tập trung vào mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Kiến thức lí thuyết về bài tập thực nghiệm rất ít, ví dụ nhƣ kiến thức về nhận biết chỉ đƣợc đƣa ra khi học xong một vài chất cụ thể, còn lại HS đều phải tự lựa chọn những thuốc thử phù hợp để nhận biết các chất dựa vào đặc điểm của phản ứng; kiến thức về tách và tinh chế hoàn toàn không đƣợc trình bày trong sách giáo khoa mà do giáo viên tự biên soạn về nội dung để dạy cho HS.
Trong những năm gần đây việc thi tốt nghiệm THPT cũng nhƣ thi đại học, cao đẳng... Môn hóa học đã chuyển sang thi trắc nghiệm khách quan khiến cho việc sử dụng các bài tập thực nghiệm bị hạn chế, khó để đánh giá kĩ năng của HS. Nhƣ đề thi đại học khối A năm 2009 chỉ có 3 bài tập nhận biết.
Qua thực trạng trên ta thấy việc lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học nói chung và bài tập hóa học thực nghiệm nói riêng hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, chƣa phù hợp với xu hƣớng phát triển của bài tập hóa học hiện nay và cũng chƣa phù hợp đặc điểm của môn hóa học đó là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Vì vậy, việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng các bài tập hóa học nói chung và bài tập thực nghiệm nói riêng một cách hợp lí phát triển đƣợc năng lực nhận thức và tƣ duy của HS là rất cần thiết.
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ
HỌC THỰC NGHIỆM
2.1. Nhận xét hệ thống bài tập hoá học thực nghiệm trong chƣơng trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay.
Hiện nay, sách giáo khoa hóa học dùng cho HS THPT đƣợc chia thành hai chƣơng trình đó là chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao. Về nội dung và hình thức cơ bản đã chỉnh sửa, biên soạn chất lƣợng hơn phù hợp với phƣơng pháp dạy học hiện đại.
Đa số các bài đƣợc trình bày theo bố cục : phần kiến thức lí thuyết và phần bài tập. Hệ thống bài tập đƣợc xây dựng sau mỗi bài nhằm củng cố kiến thức lí thuyết và kĩ năng của học sinh thông qua bài học đó. Trong các bài tập đƣợc biên soạn theo nhiều dạng ứng với nhiều mức độ nhận thức mức độ khác nhau.
Các bài tập hóa học thực nghiệm không nằm tập trung ở một bài mà rải rác hầu hết tất cả các bài học khi nghiên cứu về chất và nguyên tố hóa học
Để giải quyết các bài tập hóa học thực nghiệm ngoài những tính chất vật lí, hóa học của các chất thì còn phải có các kiến thức liên quan trực tiếp để học sinh có thể vận dụng vào từng bài tập.
Phần kiến thức lí thuyết liên quan đến bài tập thực nghiệm bao gồm:
Dạng nhận biết và phân biệt các chất: Kiến thức lí thuyết về phần nhận biết đa số đƣợc đƣa xen kẽ vào từng bài. Riêng chỉ có chƣơng trình hóa học lớp 12 đã đƣa vào 3 bài dạy lí thuyết về nhận biết đó là: Nhận biết một số cation trong dd, nhận biết một số anion trong dd và nhận biết một số chất khí; 2 bài lí về chuẩn độ axit-bazơ và chuẩn độ oxi hóa- khử.
- Trong chƣơng trình lớp 10 những kiến thức lí thuyết về nhận biết đƣợc đƣa xen kẽ vào từng bài nhƣ: Nhận biết ion clorua đƣợc đƣa trong bài “Hiđroclorua – axit clohiđric”, nhận biết ion sunfat đƣợc đƣa trong bài “Các hợp chất chứa oxi của lƣu huỳnh”
- Trong chƣơng trình lớp 11 đƣa phản ứng nhận biết khí NH3 và nhận biết ion NH4
+
và muối nitrat”, nhận biết ion photphat trong bài “Axit photphoric và muối photphat”.
Phần hữu cơ có đƣa ra phản ứng nhận biết anken bằng dd nƣớc brom trong bài“Tính chất điều chế và ứng dụng”, nhận biết ankin-1 qua phản ứng thế bằng ion kim loại trong bài “Ankin”, nhận biết glixerol và các poli ancol có nhóm OH đính với nguyên tử cacbon cạnh nhau trong bài “”Ancol”, nhận biết phenol bằng nƣớc brom trong bài “phenol”, nhận biết anđehit bằng phản ứng tráng gƣơng.
- Trong chƣơng trình lớp 12 đƣa ra phản ứng nhận biết iot bằng dd hồ tinh bột,nhận biết anilin bằng phản ứng với dd brom . Ngoài ra có 3 bài dạy riêng về nhận biết nhƣ đã nêu trên.
Dạng bài điều chế: Hầu hết kiến thức lí thuyết về điều chế đƣợc đƣa trong mỗi bài khi dạy về đơn chất hoặc hợp chất. Sách giáo khoa chỉ nêu ra cách điều chế các chất bằng phản ứng trực tiếp.
Dạng bài tách và tinh chế các chất: các kiến thức lí thuyết không trình bày trong sách giáo khoa, chỉ có bài tập vận dụng.
Dạng mô tả hiện tượng và giải thích hiện tượng thí nghiệm: học sinh đƣợc biết qua các thí nghiệm nghiên cứu tính chất vật lí hay hóa học của một chất trong khi học các bài mới. Trong quá trình dạy học GV làm các thí nghiệm nghiên cứu đòi hỏi học sinh phải quan sát và giải thích hiện tƣợng. Nhƣ vậy, lí thuyết phần này ít nhiều học sinh cũng đã đƣợc học tập trên lớp.
Dạng xác định nồng độ, thể tích các chất : đƣợc trình bày trong chƣơng trình 12 nâng cao ở các bài : chuẩn độ axit-bazơ; chuẩn độ oxi hoá khử
Phần bài tập hóa học thực nghiệm: đƣợc phân bố ở tất cả các khối lớp, tuy nhiên với số lƣợng không nhiều. tổng số bài tập hóa học thực nghiệm trong sách giáo khoa chỉ chiếm 11,8%. Đa số là dạng vận dụng và vận dụng sáng tạo. Ngoài những kiến thức lí thuyết mà học sinh đã đƣợc biết, GV cần phải cung cấp thêm khi dạy các bài luyện tập nhƣ: Phƣơng pháp nhận biết nhƣ thế nào ( cách lấy mẫu thử, cách nhận biết chất rắn, chất lỏng , chất khí), riêng bài tập dạng tách học sinh chƣa đƣợc biết trong các bài học, GV hoàn toàn phải cung cấp cách thức làm một bài tập dạng tách.