. Phân loại tranh chấp lao động
2.1. Phân loại theo tính chất, đối tượng của tranh chấp
Căn cứ vào tính chất, đối tượng của tranh chấp, tranh chấp lao động được chia thành:
a) Tranh chấp về quyền là tranh chấp giữa người lao động và người sử
dụng lao động trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ lao động đã được quy định trong pháp luật lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp.
Tranh chấp về quyền phát sinh chủ yếu là do có sự cố ý vi phạm hoặc do các bên có sự hiểu biết sai lệch về nội dung hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp hay pháp luật lao động mà dẫn đến vi phạm. Khi giải quyết tranh chấp về quyền, các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào nội dung của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động để đưa ra các phán quyết cụ thể nhằm khôi phục, thừa nhận các quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp.
b) Tranh chấp về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề hiện chưa được
trong thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp hoặc đã được thoả thuận trong Thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, thoả thuận hợp pháp khác nhưng không còn phù hợp do các yếu tố phát sinh vào thời điểm tranh chấp. Ví dụ: tập thể lao động yêu cầu tiền thưởng cuối năm; yêu cầu người sử dụng lao động tăng lương cao hơn mức lương các bên đã thoả thuận.
Tranh chấp về lợi ích phát sinh khi không có sự vi phạm pháp luật lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, các thoả thuận hợp pháp khác giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Do đó, khi giải quyết tranh chấp này, các chủ thể có thẩm quyền thường áp dụng