Thủ tục hoà giải và trọng tài các tranh chấp lao động, tr

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG và AN SINH xã hội (Trang 30)

. Phân loại tranh chấp lao động

1 Thủ tục hoà giải và trọng tài các tranh chấp lao động, tr

b) Tranh chấp về tiền lương và thu nhập

Tiền lương và thu nhập qua lao động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi tham gia giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Theo đánh giá của các chuyên gia tại các nước có thị trường lao động phát triển thì tranh chấp về tiền lương và thu nhập là loại tranh chấp chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn dẫn đầu về số lượng trong tổng số các tranh chấp lao động đã được thụ lý và giải quyết. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, do áp dụng về việc làm nên số lượng các tranh chấp về tiền lương và thu nhập không nhiều bằng các tranh chấp khác như tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp về kỷ luật sa thải.

c) Tranh chấp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Đây là những xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc quy định chế độ giờ làm việc, kéo dài ngày làm việc, làm đêm, làm thêm giờ, không bố trí ngày nghỉ hợp lý hay không giải quyết nghỉ phép năm.. Tranh chấp về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi có nhiều loại nhưng tập trung ở hai loại cơ bản: giảm giờ làm và tăng thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, vì đây vừa là quyền, vừa là lợi ích của người lao động và gắn liền với các lợi ích khác nên tranh chấp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi dễ xảy ra dưới hình thức tranh chấp lao động tập thể hơn là tranh chấp lao động cá nhân.

d) Tranh chấp về các điều kiện lao động khác như bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động luôn mong muốn có một môi trường làm việc an toàn và thuận lợi nhằm tránh những rủi ro trong quá trình lao động. Mặc dù những quy định về môi trường lao động đã được pháp luật lao động quy định chặt chẽ và hai bên cũng đã cam kết thực hiện trong hợp đồng lao động nhưng trên thực tế, để thu được lợi nhuận cao nhất, người sử dụng lao động luôn có xu hướng tìm cách giảm các chi phí cho việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động nên thường không nghiêm chỉnh thực hiện.

Xung đột về bảo hộ lao động thường được biểu hiện thành các tranh chấp về đòi bồi thường do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội cũng là một trong những tranh chấp liên quan đến điều kiện lao động. Tranh chấp về bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm những tranh chấp giữa người lao động đang làm việc với người sử dụng lao động mà còn bao gồm những tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội; giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.

đ) Tranh chấp về vi phạm hợp đồng lao động

Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất vì hợp đồng lao động là hình thức pháp lý xác lập nên quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, do đó, nói đến tranh chấp hợp đồng lao động là có ý nghĩa bao hàm hết nội dung các tranh chấp khác. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nào đó thì tranh chấp hợp đồng lao động gồm những tranh chấp xung quanh việc xác lập – thực hiện, thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động. Nói tóm lại, sự không thống nhất, sự bất đồng trong quan hệ lao động đều là cơ sở làm phát sinh tranh chấp. Trong tranh chấp về vi phạm hợp đồng lao động thì tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là tranh chấp chiếm số lượng nhiều nhất so với tất cả các tranh chấp khác.

e) Tranh chấp về kỷ luật lao động

Trong các tranh chấp về kỷ luật lao động, tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thường dẫn đến sự phá vỡ quan hệ lao động. Tranh chấp này phát sinh khi người sử dụng lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật người lao động vì cho rằng người lao động đã có hành vi vi phạm Nội quy lao động của doanh nghiệp. Đây là tranh chấp tương đối phổ biến trong nền kinh tế thị trường khi pháp luật trao cho người sử dụng lao động được quyền khen thưởng, kỷ luật người lao động.

Nội dung của một thoả ước lao động tập thể đề cập đến hầu hết các vấn đề của quan hệ lao động như việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội…nhưng tranh chấp về ký kết và thực hiện thoả ước tập thể không còn là tranh chấp giữa từng người lao động với người sử dụng lao động mà là tranh chấp giữa người sử dụng lao động với tập thể lao động.

Thông thường, tranh chấp về việc ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể phát sinh khi có sự từ chối thương lượng, ký kết thoả ước, khi đàm phán những vấn đề quan trọng và gay cấn; khi có việc thực hiện sai các cam kết. Tuy nhiên, qua tổng kết, chúng tôi thấy rằng: tranh chấp về thoả ước lao động tập thể cơ bản tập trung ở thời kỳ duy trì thoả ước và nhiều nhất là ở việc thực hiện không đầy đủ và không đúng các điều khoản đã có hiệu lực của thoả ước.

Ngoài những tranh chấp cơ bản trên, giữa các chủ thể còn có thể phát sinh những tranh chấp khác như tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động sang nước ngoài làm việc; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG và AN SINH xã hội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w