TIẾT 28: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Một phần của tài liệu giáo án lớp 4 Tuần 14 (Trang 26)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- HS nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.

- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.

- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. * Kĩ năng sống cần giáo dục:

- Giao tiếp: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp. - Biết lắng nghe một cách tích cực.

II.CHUẨN BỊ:

-Bảng phụ viết nội dung BT1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

5’

30’

A.Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS chữa bài giờ trước

- GV nhận xét

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài 2. Nội dung

HĐ1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1

- Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong đoạn văn

* Chốt lại về dấu hiệu để nhận biết câu hỏi

Bài tập 2

- GV giúp HS phân tích từng câu hỏi: +Phân tích câu hỏi 1:

? Câu hỏi của ông Hòn Rấm: “Sao chú mày nhát thế?” có dùng để hỏi về điều chưa biết không?

? Ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát, sao còn phải hỏi? Câu hỏi này dùng để làm gì?

- HS đọc bài làm BT1; 5

- 1 HS đặt câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.

HS thực hiện

- 1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung.

Sao chú mày nhát thế? Nung ấy ạ?

Chứ sao?

- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phân tích 2 câu hỏi của ông Hòn Rấm trong đoạn đối thoại

- Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát.

5’

? Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không?

? Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

? Qua bài này em biết câu hỏi được dùng để làm gì?

Bài tập 3

- Yêu cầu HS giải thích

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. ? Vậy ngoài tác dụng để hỏi điều chưa biết, câu hỏi còn được dùng để làm gì?

HĐ2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1:

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng;

Câu a) Câu hỏi được mẹ dùng để bảo con nín khóc (thể hiện yêu cầu)

Câu b) Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.

Câu c) Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống.

Câu d) Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ giúp đỡ.

* Chốt lại về các mục đích khác nhau của câu hỏi

Bài tập 2:

- GV nhận xét, kết luận những câu hỏi được đặt đúng.

* Chốt lại về cách đặt câu hỏi

Bài tập 3:( HS giỏi)

- GV nhắc mỗi em chỉ nêu 1 tình huống

- GV nhận xét.

C.Củng cố - Dặn dò:

? Câu hỏi được sử dụng vào những mục đích nào?

? Khi em muốn chê bạn của mình vì bạn mắc một lỗi nào đó thì em sẽ nói ntn?

- GV nhận xét.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.

- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở những câu văn, tình huống em vừa phát biểu ở lớp

- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: trò chơi – đồ chơi

- Câu này không dùng để hỏi về điều chưa biết vì ông Hòn Rấm đã biết Đất có thể nung được trong lửa

- Để khẳng định đất có thể nung được trong lửa

... để chê, để khẳng định

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS trả lời: Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu

- HS đọc ghi nhớ ( SGK - 142)

- 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài

- HS tự làm bài vào vở và chữa miệng. Cả lớp nhận xét

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- Các nhóm bàn bạc, viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi hợp với 4 tình huống Đại diện nhóm trình bày

- Cả lớp nhận xét

- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.

- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

- Cả lớp nhận xét. - HS nêu lại

Một phần của tài liệu giáo án lớp 4 Tuần 14 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w