Một số nghiên cứu về đánh giá khả năng bảo mật thông tin ở lớp vật lý trong mạng chuyển tiếp không dây

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO MẬT Ở TẦNG VẬT LÝ TRONG MẠNG CHUYỂN TIẾP KHÔNG DÂY (Trang 43)

BẢO MẬT THÔNG TIN LỚP VẬT LÝ TRONG MẠNG CHUYỂN TIẾP KHÔNG DÂY

2.3Một số nghiên cứu về đánh giá khả năng bảo mật thông tin ở lớp vật lý trong mạng chuyển tiếp không dây

trong mạng chuyển tiếp không dây

Trong phần này sẽ nêu các nghiên cứu về đánh giá khả năng bảo mật trong mạng chuyển tiếp.

Các tác giả trong bài báo [22] đã xây dựng một mô hình mạng chuyển tiếp không dây đa chặng DF với một thiết bị nghe trộm với các kênh truyền fading Rayleigh như hình vẽ 2.5

Hình 2.5: Mô hình mạng chuyển tiếp không dây đa chặng DF với một thiết bị nghe trộm.

Sau đó, nhóm tác giả đã xây dựng được các công thức toán học để đánh giá khả năng bảo mật của hê thống trên thông qua ba tiêu chuẩn: Xác suất khác không của dung lượng bảo mật; Xác xuất dừng bảo mật và dung lượng bảo mật.

Bằng các kết quả mô phỏng các tác giả đã chỉ ra rằng mạng chuyển tếp DF đa chặng có hiệu suất tốt hơn so với mạng truyền trực tiếp với các điều kiện ràng

buộc về bảo mật là như nhau và việc sử dụng các chuyển tiếp DF hợp lý có thể tăng khả năng bảo mật mạng mà không cần các nguồn tài nguyên mạng đặc biệt.

Với bài báo [23], nhóm tác giả đã nghiên cứu đánh giá hiệu năng bảo mật của những mạng chuyển tiếp hai chặng dưới tác động của suy giảm phần cứng. Cụ thể, các tác giả đã xem xét một mạng chuyển tiếp hai chặng như hình 2.6, hệ thống mạng gồm nút nguồn S và một nút đích D, có sự tồn tại một nút nghe trộm E. Giả sử không có sự kết nối trực tiếp từ nút nguồn đến nút đích, như vậy để truyền thông tin từ nguồn đến đích phải có sự hỗ trợ của nút chuyển tiếp R. Trong đó, nút chuyển tiếp R sử dụng hai giao thức (kỹ thuật) chuyển tiếp, đó là, ngẫu nhiên và chuyển tiếp (Randomize and Forward - RF) và giải mã và chuyển tiếp (DF).

Hình 2.6: Mô hình mạng chuyển tiếp hai chặng với một thiết bị nghe trộm. Sau đó, nhóm tác giả đã đưa ra các biểu thức tính chính xác và xấp xỉ xác suất dừng bảo mật và xác suất dung lượng bảo mật khác không của mô hình khảo sát này trên kênh truyền fading Rayleigh cho cả hai giao thức trên. Các kết quả tính toán được kiểm chứng bằng những mô phỏng máy tính. Từ các kết quả đó nhóm tác giả đã đưa ra nhận xét rằng độ suy hao phần cứng ảnh hưởng đáng kể lên hiệu năng bảo mật của hệ thống.

2.4 Kết luận chương

Trong chương này tôi đã giới thiệu tổng quan về mạng chuyển tiếp không dây và một số kỹ thuật (giao thức) chuyển tiếp phổ biến hiện nay như: Giải mã và

chuyển tiếp (DF), Khuếch đại và chuyển tiếp (AF), Nén và chuyển tiếp (CF). Đồng thời, tôi cũng đã trình bày sơ lượt một số nghiên cứu về đánh giá khả năng bảo mật thông tin ở lớp vật lý trong mạng chuyển tiếp không dây.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO MẬT Ở TẦNG VẬT LÝ TRONG MẠNG CHUYỂN TIẾP KHÔNG DÂY (Trang 43)