PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ (Trang 25)

Phương pháp đánh giá: Trắc nghiệm khách quan và tự luận để giải bài tập. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức:

- Hệ lực phẳng - Hệ lực không gian

- Chuyển động của chất điểm - Chuyển động của vật rắn - Kéo, nén

- Xoắn thuần túy thanh thẳng - Truyền động cơ khí

- Kỹ năng:

+ Giải bài toán hệ lực phẳng với liên kết ma sát.

+ Xác định được các thông số của bộ truyền động đai và xích + Xác định được các thông số của bộ truyền động bánh răng - Thái độ:

+ Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra

+ Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học. Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giáo viên nên sử dụng máy chiếu projector, Laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và sinh động nội dung bài học..

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Hệ lực phẳng

- Chuyển động của chất điểm - Chuyển động của vật rắn - Kéo, nén

- Xoắn thuần túy thanh thẳng - Truyền động cơ khí

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Đỗ Sanh, Nguyễn văn Vượng, Phan Hữu Phúc – Giáo trình Cơ kỹ thuật – Sách dùng cho các trường đào tạo hệ THCN- NXB Giáo dục - 2002.

- Đỗ Sanh, Nguyễn văn Vượng, Phan Hữu Phúc –Bài tập cơ học – Sách dùng cho các trường đào tạo hệ THCN – NXB Giáo dục, 2002.

5. Ghi chú và giải thích:

- Căn cứ vào nội dung và thời gian của các mục đã phân bổ trong chương trình môn học và tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng chỉ đạo khoa chuyên môn tổ chức phân bổ thời gian học lý thuyết, bài tập cụ thể cho từng tiêu đề của môn học sao cho có hiệu quả và đat được mục tiêu của môn học.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẼ ĐIỆN

Mã số môn học: MH 11

Thời gian môn học: 30h; (Lý thuyết: 14h; Thực hành: 16h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí môn học: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, trước các môn học/ mô đun nghề.

- Tính chất của môn học: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: Học xong môn học này học viên có khả năng: - Trình bày được các ký hiệu trên sơ đồ mặt bằng

- Nhận dạng được các phần tử có trong sơ đồ

- Vẽ các sơ đồ cơ bản: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ một đường, sơ đồ mặt bằng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

- Phân tích được các sơ đồ thi công hệ thống điện dân dụng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ (Trang 25)