Một số nhận xét về tình hình sử dụng vốn của Công ty Nam Việt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp huy động và sử dụng vốn tại Công ty CP Đầu tư-Xây dựng và Phát triển Nam Việt (Trang 41)

II. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG

4.Một số nhận xét về tình hình sử dụng vốn của Công ty Nam Việt

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu thực tế về công tác quản trị vốn kinh doanh tại Công ty CP ĐTXD và phát triển nam việt ta có thể thấy tình hình quả lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty có một số ưu và nhược điểm sau đây

4.1 Những kết quả đạt được

- Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng được chú trọng và nâng cao tạo uy tín trên thị trường và người tiêu dùng. Những công trình mà công ty xây dựng ,những sản phẩm cung ứng ra thị trường vừa có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mó màu sắc, kiểu dáng giá thành hợp lý nên rất phù hợp với thị hiếu và túi tiền người tiêu dùng.

- Công ty đã tạo ra được một cơ cấu vốn tương đối hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của công ty là kinh doanh thương mại là chủ yếu nên vốn lưu động đó chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định.

- Công ty có cơ cấu tổ chức hợp lý, bộ máy kế toán khá chặt chẽ, mỗi kế toán viên đều có nhiệm vụ cụ thể dưới sự chỉ dẫn của kế toán trưởng và đội ngũ này không ngừng được nâng

cao chuyên môn nghiệp vụ.Các phòng ban luôn phối hợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ do ban lãnh đạo Công ty đề ra.

- Tình hình quản trị vốn kinh doanh: Công ty đã chuẩn bị được một nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã tổ chức công tác quản trị vốn một cách toàn diện, cụ thể là Công ty luôn xem xét tỷ trọng cũng như kết cấu vốn qua các khoản mục và từ đó đưa ra các quyết định về tài chính

Bên cạnh những kết quả mà Công ty nam việt đó đat được trong các năm qua thì vẫn cũn tồn tại những hạn chế mà Công ty cần khắc phục

4.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

* Hạn chế

- Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng vốn kinh doanh là một bất lợi trong khả năng tăng thêm một lượng vốn tự có của Công ty, làm giảm vốn chủ sở hữu của Công ty và hơn nữa làm giảm kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Một bộ phận vốn lưu động của Công ty bị khách hàng và các đơn vị nội bộ chiếm dụng. Các khoản phải thu của khách hàng của Công ty đó tăng cao qua các năm. Do vốn của Công ty phần lớn là đi vay, hàng tháng đều phải trả lãi suất việc khách hàng thanh toán không đúng kỳ hạn sẽ khiến Công ty phải chịu môt khoản chi phí rất lớn, làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình luân chuyển của vốn. Vốn bị chiếm dụng ứ đọng trong khâu lưu thông đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Sự chiếm dụng vốn của khách hàng luôn đẩy Công ty vào tình huống phải đối phó tìm nguồn huy động vốn từ bên ngoài nguồn vốn tương ứng với phần vốn lưu động bị chiếm dụng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó mà Công ty bị tăng chi phí đồng thời giảm lợi nhuận.

Do khó khăn chung của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong việc vay vốn, đặc biệt là công ty mới thành lập, nên phần vốn vay của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn, dẫn đến khả năng thanh toán thấp. Đây là một hạn chế lớn, nếu không có giải pháp hữu hiệu nhằm giải toả áp lực nợ đến hạn thỡ sẽ đầy công ty đến nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó lượng vốn vay tư nhân lớn với chi phí vốn cao làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trước mắt công ty phải thanh toán khoản lãi vay

lớn hàng tháng. Điều này buộc công ty phải giảm bớt chi phí để có lợi nhuận đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay. Với các khoản dự phòng lớn đó được trích lập công ty có thể chống đỡ được tình huống xấu có thể xảy ra. Về lâu dài công ty cần phải có sự đa dạng hoá các khoản vốn vay, kết hợp hài hoà giữa vay ngắn hạn và vay dài hạn để tránh áp lực nợ đến hạn.

* Về tình hình sử dụng vốn:

Vốn vay từ ngân hàng thương mại có ưu điểm lớn là chi phí vốn thấp. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta vay vốn từ ngân hàng thương mại là việc hết sức khó khăn đối với công ty ngoài quốc doanh, công ty cũng có huy động vốn từ nguồn này nhưng với số lượng đạt được rất ít ỏi. Để vay được vốn ngân hàng công ty phải làm các thủ tục hết sức phức tạp như là trình phương án kinh doanh, có tài sản thế chấp là các bất động sản hoặc sổ tiết kiệm và lượng vay được cũng không lớn. Đặc biệt càng khó khăn hơn khi công ty mới đi vào hoạt động, chưa có uy tín đối với nhà cung ứng vốn này. Hiện nay đối với công ty nguồn vốn này chỉ là thứ yếu đây là một hạn chế rất lớn đối với công ty và đây là nguồn vốn có số lượng lớn và lãi suất thấp.

* Nguyên nhân

Các hạn chế trong sử dụng vốn của Công ty trong thời gian qua chủ yếu do các nguyên nhân sau:

 Phương pháp xác định cầu về vốn chưa hoàn thiện.

 Công tác quản lí nguyên vật liệu lưu kho chưa được chú ý đúng mức.

 Công tác quản lí vốn lưu động ở các khâu thi công, thanh toán chưa phù hợp với thực tế.

 Công tác quản lí tài sản cố định còn có những bất cập về cả tính khấu hao và quản lí sử dụng thời gian và công suất.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY

NAM VIỆT

Vốn là “bài toán hóc búa” đối với các Doanh nghiệp nói chung và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Nam Việt nói riêng. Giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn. Đi tìm lời giải về vốn cho công ty là một vấn đề mang tín thời sự và thiết thực.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp huy động và sử dụng vốn tại Công ty CP Đầu tư-Xây dựng và Phát triển Nam Việt (Trang 41)