Đánh giá kết quả thực nghiệm 1 Lựa chọn tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu SKKN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT – BAN KHTN NHẰM BỒI DƯỠNG TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ (Trang 26)

III. Tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 1 Lựa chọn tiêu chí đánh giá

4.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá

4.1.1. Đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình tôi dựa vào kết quả các bài kiểm tra (kiểm tra kiến thức và kiểm tra phương pháp).

4.1.2. Đánh giá thái độ học tập của HS.

Để đánh giá thái độ học tập của HS tôi dựa vào: - Không khí lớp học, sôi nổi, hào hứng hay trầm.

- Số HS xung phong phát biểu ý kiến, đề xuất giả thuyết, thảo luận phương án thí nghiệm...

4.2. Kết quả thực nghiệm

4.2.1. Kết quả về mặt định tính

Thông qua quá trình theo dõi trong các giờ học kết hợp với kết quả các bài kiểm tra tôi thấy:

Đối với lớp TN, do chú trọng vào việc định hướng phương pháp giải các BTTN nên HS hiểu vấn đề sâu hơn, do đó vận dụng vào các bài tập khác cũng tốt hơn. Mặt khác sau khi học xong phần này các HS của lớp TN có khả năng thực hành cao hơn hẳn các HS ở lớp ĐC. Học sinh được làm quen với việc xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chọn, lắp ráp thí nghiệm, quan sát đo đạc các đại lượng vật lý, thu thập ghi chép các số liệu thí nghiệm...

Đối với HS ở lớp thực nghiệm ngoài việc nắm vững kiến thức vật lý một cách sâu sắc, các em còn có khả năng giải quyết vấn đề, khả năng vận dụng kiến thức trong những tình huống được xác định thông qua các BTTN. Ngoài ra BTTN đã kích thích tính ham hoạt động chân tay, trí tò mò tìm hiểu, rất phù hợp với lứa tuổi HS THPT.

Đối với HS ở lớp đối chứng, việc giải các bài tập vật lý đơn thuần lý thuyết và áp dụng công thức vật lý rất hạn chế về phương pháp nhận thức, khả năng quan sát, khả năng giao tiếp...

* Thái độ của HS trong giờ học: Tôi đã quan sát HS trong các giờ học ở lớp

thực nghiệm, đếm số HS tham gia vào quá trình giải BT: xây dựng phương án thí nghiệm, thảo luận,...Kết quả cho thấy:

Đối với lớp đối chứng khi tham gia tiết học, các em được giải các bài toán lý thuyết đơn thuần, các tri thức học sinh cần chỉ là những vấn đề lý thuyết sẵn có. HS chỉ cần vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học một cách hợp lý là có thể giải được các BT, không khí giờ học thường trầm. HS ít có điều kiện thảo luận trao đổi, ở lớp đối chứng HS không biết BTTN là gì, tỷ lệ HS hoàn thành BTTN ở nhà là rất thấp.

Đối với lớp thực nghiệm, nội dung BTTN đặt ra những vấn đề thiết thực rất gần gũi xong lại rất mới mẻ, bức bách cần có lời giải đáp. Các em được đặt vào vị trí của người nghiên cứu, được tự mình đề ra phương án giải quyết vấn đề, tự mình làm TN, được thảo luận... Những điều này đã làm cho HS phấn chấn, khêu gợi tính tò mò, lòng ham hiểu biết của HS.

Hầu hết các BTTN đều có nội dung hấp dẫn, vì thế HS cảm thấy thích thú khi giải các bài tập này. Hiệu quả giáo dục của các BTTN là rất lớn.

4.2.2. Kết quả về mặt định lượng

Các bài kiểm tra sau khi thực nghiệm được GV dạy thực nghiệm chấm điểm theo thang điểm hệ số 10. Bài kiểm tra được thực hiện ở cả hai đối tượng: đối chứng và thực nghiệm. Tôi lập được các bảng sau:

Bảng 1 Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra

Nhóm HS Điểm Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp B2 ĐC 47 0 1 0 7 8 2 2 6 16 5 TN Lớp B1 47 0 0 0 0 2 5 3 8 12 17 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: - Làm sáng rõ cơ sở lí luận của việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học BTTN vật lý.

- Xây dựng được hệ thống BTTN chương “Động lực học chất điểm” gồm 18

bài, đáp ứng được các yêu cầu khoa học, sư phạm và khả thi.

- Đề xuất 2 phương án sử dụng BTTN trong dạy học chương “Động lực học

chất điểm” có tính khả thi trong việc bồi dưỡng tư duy vật lý cho HS.

- Kết quả thực nghiệm đạt yêu cầu, có ý nghĩa về mặt thống kê, có thể mở rộng sử dụng BTTN vào dạy học vật lý ở trường phổ thông trên cơ sở các phần khác nhau của chương trình.

Những kết quả này có ý nghĩa rất thiết thực cho bản thân, biết được BTTN vật lý có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. Riêng bản thân học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong việc giải BTTN vật lý và khâu tổ chức tiết học có BTTN từ đó mạnh dạn đưa BTTN vật lý vào giảng dạy ở các phần khác nhau trong chương trình vật lý THPT trong khả năng có thể.

Một phần của tài liệu SKKN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT – BAN KHTN NHẰM BỒI DƯỠNG TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ (Trang 26)