Những số liệu từ các văn bản khoa học không thể đƣợc đem ra để so sánh vì sự khác nhau ở chế phẩm màng, loại chất làm dẻo và nồng độ, loại gelatin, phƣơng pháp đo đạc…Ngƣời ta đã cho rằng gelatin từ động vật có vú cho ra màng chắc hơn, trong khi đó, gelatin từ cá lại cho màng dễ bị biến dạng hơn (Avena-Bustillos và cộng sự, 2006; Gomez-Guillen và cộng sự, 2007; Sobral và Habitante, 2001; Thomazine và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, nhƣ đã đƣợc đề cập trên đây, khi thảo luận tính chất của gelatin, có thể có những sự khác nhau đáng kể phụ thuộc vào loài cá và môi trƣờng định cƣ. Ví dụ, màng làm từ gelatin trích ly từ da của các pecca Nile, một loài cá nƣớc ấm, cho ra trị số đứt vỡ và kéo dài tƣơng đƣơng với gelatin từ xƣơng bò (Muyonga và cộng sự, 2004b). Tƣơng tự nhƣ vậy, các màng làm từ gelatin của cá trê kênh cũng biểu hiện những tính chất cơ học và ngăn bốc hơi nƣớc, có thể sánh ngang với các màng
đƣợc tạo ra từ gelatin thƣơng mại từ động vật có vú (Zhang và cộng sự, 2007). Avena- Bustillos và cộng sự (2006) đã công bố rằng tính bán thấm (WVP) của hơi nƣớc của màng gelatin cá nƣớc lạnh thấp đáng kể so với cá nƣớc ấm hay động vật có vú và giải thích rằng khuynh hƣớng của màng gelatin từ cá là bộc lộ chỉ số WVP thấp hơn so với gelatin động vật trên cạn trên khía cạnh thành phần acid amin, vì gelatin từ cá, đặc biệt là gelatin từ cá nƣớc lạnh đƣợc biết đến là có chứa hàm lƣợng các acid amin kị nƣớc cao hơn và lƣợng thấp hơn hydroxylproline. Một cách tƣơng tự, sử dụng trình tự tƣơng đƣơng và các điều kiện tạo dẻo (sorbitol hoặc glycerol, chiếm 25 30% hàm lƣợng gelatin), WVP của màng gelatin da cá bơn lƣỡi ngựa (Carvalho và cộng sự, 2008) và màng gelatin da cá ngừ (Gomez-Guillen và cộng sự, 2007) cũng đƣợc công bố là thấp hơn so với màng gelatin từ động vật có vú Sobral và Habitante, 2001; Vanin và cộng sự, 2005). Loại chất tạo dẻo và nồng độ là một nhân tố chủ chốt và vì các nhóm –OH ƣa nƣớc của chúng mà các phân tử sorbitol và glycerol có khả năng làm tăng WVP của màng gelatin bất kể nguồn gelatin, và ảnh hƣởng này đƣợc liên hệ trực tiếp với nồng độ chất tạo dẻo (Jongjareonrak, Benjakul, Visessanguan và Tanaka, 2006b; Sobral và Habitante, 2001).