Bảng 2.8: Kết quả phát triển hạ tầng mạng lƣới chợ nông thôn
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
1 Chợ được xây mới, cải tạo (số chợ) 0 0 1 1 1
2 Chợ kiên cố (%) 28 31 47 52 56
3 Chợ tạm (%) 72 69 53 48 44
4 Tỷ lệ xã đã có chợ (%) 43 52 57 62 65
Nguồn: Văn phòng UBND huyện Lạng Giang năm 2014
Chợ là tiêu chí số 7 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chợ được công nhận là chợ nông thôn mới khi đạt tiêu chuẩn về quy hoạch và xây dựng của Bộ xây dựng. Còn theo Thông tư 54 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng này, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở nông thôn. Ngày nay, bên cạnh các loại hình chợ truyền thống còn xuất hiện nhiều loại hình chợ mới như chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ ẩm thực… Sự phát triển đa dạng cả về quy mô và hình thức của hệ thống chợ đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thương mại. Do đó, việc xây dựng chợ là nhu cầu cần thiết, tạo thuận lợi trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp mọi người giao thương, phát triển kinh tế, hạn chế việc họp chợ trái phép gây mất trật tự giao thông, ô nhiễm môi trường…
Toàn huyện hiện có 13 chợ và 5.400 hộ kinh doanh thương mại. Theo quy chuẩn xây dựng chợ nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành thì chợ quy hoạch đạt tiêu chí nông thôn mới phải đảm bảo: vị trí quy hoạch chợ thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, đi lại của dân cư đường bộ, đường thủy; bố trí gần khu dân cư và trung tâm xã, kết hợp hoạt động chợ với các dịch vụ thương mại, văn hóa khác có liên quan, hỗ trợ cho nhau. Tối thiểu mỗi xã phải có 1 chợ; diện tích đất xây dựng chợ phải từ 3.000m2 trở lên, đối với khu vực miền núi tối thiểu phải đạt 1.500m2; diện tích xây dựng nhà chợ chính tối đa không quá 40% diện tích chợ; diện tích mua bán ngoài trời tối thiểu là 25%, diện tích đường giao thông nội bộ dưới 25% và diện tích sân, cây xanh ít nhất là 10%... Việc đầu tư xây dựng công trình chợ phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, địa phương...
Nếu đối chiếu với quy chuẩn trên thì có thể khẳng định cơ bản các chợ trên địa bàn huyện không đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn mới. Bởi các chợ ở các vùng nông thôn, miền núi hiê ̣n nay chủ yếu là chợ tự phát, chợ cóc, chợ tạm và được xây dựng đã lâu, chất lượng đang xuống cấp nghiêm trọng.
Theo tổng hợp, đánh giá thực trạng nông thôn mới hiện nay toàn huyện có 04/20 (đạt 30.76%) xã có chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng là các xã: Tân Dĩnh, Thái Đào, Tiên Lục, An Hà. Vậy còn 16 xã phải tiếp tục xây dựng, cải tạo hệ thống chợ mới đạt tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí nông thôn mới. Theo tính toán của Sở Công thương, để hoàn thiện một chợ đạt tiêu chí nông thôn mới cần ít nhất từ 4-5 tỷ đồng. Như vậy để hoàn thành chợ sẽ cần sự chung tay, góp sức rất lớn của người dân.