lạc
* Xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Cụ thể:
Huyện đã đầu tư trên 12 tỷ đồng, huy động vốn được hơn 8 tỷ đồng để xây dựng thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở, những đơn vị làm tốt công tác huy động vốn và xây dựng văn hóa là: Tân Dĩnh, Quang Thịnh... Đến nay 100% các xã, thị trấn và các thôn, khu phố trên địa bàn đều có nhà văn hóa. Ngoài ra, Ban quản lý dự án các huyện cũng rất chú trọng đến việc những nhà văn hóa ở các xã, thị trấn và các thôn, khu phố thực sự phát huy hiệu quả, mang lại giá trị văn hóa cho nhân dân... Nên ngay sau khi xây dựng, cải tạo,
huyện đã chỉ đạo việc sinh hoạt dân cư thường xuyên. Đây cũng là một địa điểm thích hợp để tổ chức các lớp học về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... cho các hộ dân trong huyện. Tuy qua khảo sát mới có 6/20 xã đạt tiêu chuẩn nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch nhưng với sự chỉ đạo, nỗ lực của từng xã đã góp phần nâng cao đời sống cho các hộ dân cư ở khu vực trung du miền núi này.
Bảng 2.6: Kết quả xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1 Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL (%)
- Tỷ lệ xã có nhà văn hóa 95 97 100 100 100 100 100 100
- Kiên cố 80 85 88 92 100 100 100 100
- Chưa kiên cố 20 15 12 8 0 0 0 0
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa, sinh hoạt thôn (%)
54 56 62 66 67 71 72 77 - Kiên cố 40 45 47 50 54 60 65 70 - Chưa kiên cố 60 55 53 50 46 40 35 30 - Tỷ lệ xã có đài truyền thanh (%) 94 96 100 100 100 100 100 100 - Tỷ lệ xã được phủ sóng truyền hình (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Tỷ lệ hộ gia đình có ti vi (%) 95 95 95 96 97 97 98 98
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lạng Giang, Bắc Giang năm 2013
Bên cạnh đó, hệ thống đài truyền thanh được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Công tác thông tin, tuyên truyền có nhiều tiến bộ. UBND huyện đã đầu
thống đường dây truyền thanh các xã, thị trấn; 100% các thôn, khu phố đến nay đều có tăng âm, loa đài để tuyên truyền... qua đó góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.
Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đạt được nhiều kết quả, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp như: cụm di tích Đình – Chùa xã Tiên Lục, Đình Phù Lão xã Đào Mỹ, Đình – Đền – Chùa Chu Nguyên thị trấn Vôi, Chùa Quang Minh xã Nghĩa Hòa... góp phần khơi dậy niềm tự hào và ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.
* Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông
Bảng 2.7: Kết quả xây dựng mạng lƣới bƣu chính viễn thông
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
1 Điểm bưu điện, văn hóa xã 22 22 23 23 23
2 Điểm phục vụ bưu chính viễn thông 22 22 23 23 23
3 Có Internet đến thôn chưa chưa chưa chưa chưa
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lạng Giang, Bắc Giang năm 2013
Hiện nay huyện có 2 đài viễn thông tại thị trấn Vôi, Kép, các xã đều có điểm văn hóa xã. Để điểm bưu điện văn hóa xã đi vào hoạt động hiệu quả, ngoài việc xây dựng nhà và các công trình phụ trợ, tỉnh đã trang bị cho mỗi điểm những thiết bị cần thiết như: Bàn quây giao dịch, cabin đàm thoại, tủ đựng sách báo, bàn ghế và các đầu sách, báo, nhiều điểm đến nay đã được trang bị internet để phục vụ nhân dân sử dụng các dịch vụ bưu điện và tìm hiểu kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, pháp luật miễn phí để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân về các dịch vụ bưu chính viễn thông, cung cấp thông tin về pháp luật, kinh tế, văn hóa... góp phần tuyên truyền đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của ngành bưu điện còn có sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Ban, Ngành, Chính quyền các cấp ở địa phương như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp và Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xây dựng Chương trình liên ngành về việc phối hợp triển khai phong trào quyên góp, luân chuyển sách từ tủ sách pháp luật của xã và các loại sách báo thiếu nhi đến điểm bưu điện văn hóa xã để giúp nhân dân và thiếu nhi nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn có sách đọc miễn phí, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống tinh thần cho thiếu nhi, đồng thời giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng tinh thần tiết kiệm, tương thân tương ái với các bạn vùng sâu, vùng xa, các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Có thể khẳng định hiệu quả từ các hoạt động của mô hình điểm bưu điện văn hóa không những là nơi cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và thực hiện một số hoạt động văn hoá nhằm phục vụ nhân dân mà từ mô hình này đã góp phần tham gia tích cực trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đồng thời đóng góp tích trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi địa phương. Như vậy, về yêu cầu có điểm phục vụ bưu chính viễn thông thì cơ bản tất cả các xã đều đạt so với bộ tiêu chí nông thôn mới đặt ra.
2.2.7. Hệ thống cung cấp nước sạch
Trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nội dung nước sạch quy định: Tỷ lệ hộ sử dụng nước vệ sinh đạt từ 85% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia đạt từ 50% trở lên. Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi lọc đạt các yêu cầu chất lượng như: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Nước
sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Tính đến hết năm 2013, Lạng Giang có 66% số hộ vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế về số hộ sử dụng nước sạch thì chỉ đạt 27%. Phần lớn dân cư nông thôn hiện nay sử dụng nước sinh hoạt từ công trình cấp nước nhỏ lẻ (giếng khoan, giếng đào), khai thác mạch nước ngầm tầng nông, chất lượng nước không ổn định, thường thay đổi theo mùa, thiếu nước vào mùa nắng hạn. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư nông thôn do các hoạt động sản xuất, chăn nuôi đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ngầm. Bên cạnh đó, hiện nay phát triển nông nghiệp, nông thôn đang phát sinh nhiều vấn đề như: sản xuất nông nghiệp manh mún, quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình; phát triển kinh tế nhưng chưa quan tâm tới nhiệm vụ bảo vệ môi trường dẫn tới suy giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường đất, nước.