Cầu thang gỗ

Một phần của tài liệu bài giảng thiết kế sản phẩm nội thất (Trang 161)

c) Vai giường.

7.2.Cầu thang gỗ

Cầu thang là yếu tố giúp con người di chuyển theo phương thẳng đứng giữa các tầng nhà với nhau. Cầu thang trong không gian nội thất có ý nghĩa rất lớn về mặt thẩm mỹ, nó cũng có tiến nói riêng trong môi trường nội thất.

Điểm mấu chốt của cầu thang là hướng cầu thang, độ dốc, phân đoạn các chiếu nghỉ và đặc biệt là tỷ lệ chiều cao và sâu của bậc thang. Chiều cao và chiều sâu của bậc thang quyết định tính tiện nghi của cầu thang, sự vận động của con người khi lên xuống cầu thang phải ăn khớp. Tuy nhiên tỷ lệ này lại phụ thuộc vào độ dốc của cầu thang.

Khi độ dốc của cầu thang quá lớn (từ 500 đến 600 trở lên), để dung hoà tỷ lệ giữa chiều cao và chiều sâu bậc, cầu thang thường được làm ở dạng hở. Trong trường hợp độ dốc nhỏ, chiều sâu của bậc quá lớn so với chiều cao bậc có thể làm lỡ nhịp chân bước của con người. Khi đó cần có giải pháp thêm chiếu nghỉ cho phù hợp. Tác dụng chính của chiếu nghỉ là tạo nhịp nghỉ khi chiều dài của thang quá lớn,

Hướng của cầu thang trong không gian nội thất cũng thể hiện rõ ý nghĩa tâm lý như mời chào.

Phần trang trí chính của cầu thang là mặt bậc thang và lan can tay vịn của nó. Trong những không gian chật hẹp, lan can thường xuất hiện ở một phía của cầu thang, đối với những không gian lớn hơn có thể có lan can ở cả hai phía cầu thang.

Mặt cầu thang thường được làm bằng bê tông trên có ốp đá, gạch hoặc gỗ trang trí, một số trường hợp cầu thang được làm bằng kim loại.

Lan can cầu thang có thể được làm bằng kim loại, con sứ hoặc con tiện gỗ.

Tay vịn thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại.

Kích thước của cầu thang có thể tham khảo qua hình vẽ.

Một phần của tài liệu bài giảng thiết kế sản phẩm nội thất (Trang 161)