Bàn có vai.

Một phần của tài liệu bài giảng thiết kế sản phẩm nội thất (Trang 62)

c) Vách ngang tủ.

4.2.2.3. Bàn có vai.

Bàn có vai là loại bàn mà hệ chân của nó gồm có các chân liên kết với nhau bằng các vai giằng chính ở phía trên, nối tiếp giáp với mặt bàn, tạo thành kết cấu đỡ mặt bàn. Để hệ chân bàn được vững chắc, phía dưới chân cũng có thể nối với nhau bởi các thanh giằng phụ.

Thông thường mặt bàn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nhưng cũng có thể là hình đa giác, hình bầu dục hoặc hình tròn. Mặt bàn cũng có thể phân thành hai loại chính là mặt bàn cố định và mặt bàn di động. Bàn có vai nói chung là chắc chắn nên được ứng dụng nhiều.

Nếu vai bàn là gỗ tự nhiên thì không nên ứng dụng mộng chốt, nhất là loại vai có chiều dày bé, bởi vì khi co rút hoặc giãn nở, vai có thể bị nứt. Để thuận tiện cho trường hợp phải vận chuyển đi xa, chân bàn có thể liên kết bằng các loại liên kết tháo rời (thường là liên kết bu lông).

Nếu mặt bàn vuông và kích thước không lớn lắm, có thể tạo nên chân kiểu thanh giằng dưới mặt bàn, kết cấu vừa thanh thoát, vừa chắc chắn.

Một số trường hợp chân bàn cong lượn, thậm chí có chạm trổ nhưng chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt.

Cấu tạo mặt bàn có thể là dạng khung hoặc tấm phẳng. Nếu dùng gỗ tự nhiên để làm mặt bàn thì không hợp lý cả về mặt kỹ thuật cũng như nguyên tắc tiết kiệm gỗ. Tuy

nhiên, trong điều kiện cụ thể, có thể sử dụng nhưng phải chú ý tới các hiện tượng co rút của mặt bàn.

Bên cạnh các loại bàn có mặt cố định, còn có nhiều kiểu bàn có thể xếp gấp được, hoặc có thể nới rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu sử dụng từng lúc.

Một phần của tài liệu bài giảng thiết kế sản phẩm nội thất (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w