15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (15)=(13)-(14)
3.2.1. Một số hướng giải quyết, nâng cao năng lực tài chính của công ty
3.2.1.1. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán nhanh
- Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến nợ và trích lập dự phòng cho những phát sinh
- Một tài sản lưu động cần quan tâm nữa là Các khoản phải thu ngắn hạn, Công ty nên có chính sách tín dụng thương mại cụ thể, làm tăng tính thanh khoản cho các khoản phải thu nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh.
- Cơ cấu lại các khoản phải trả ngắn hạn, đảm bảo quản lý chặt chẽ, khả năng thanh toán phát sinh tức thì.
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời
Với tỷ suất doanh lợi doanh thu là thấp, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là chưa cao, đi đôi với nâng cao hiệu quả tài chính thì quan trọng nhất là nâng cao năng lực sinh lời của doanh nghiệp. Năng lực sinh lời là khả năng thu được lợi nhuận của Cty. Do đó, năng lực thu được lợi nhuận luôn là điều quan tâm nhất của các đối tượng liên quan. Để nâng cao khả năng sinh lời, một mặt phải sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu quả thì còn cần có biện pháp thích hợp để làm tăng lợi nhuận. Như đã biết, các yếu tố cấu thành của lợi nhuận doanh nghiệp là: các loại thu nhập, các kinh phí và tổn thất.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Muốn tăng doanh thu và thu nhập để từ đó đạt được mục tiêu là tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Trong điều kiện các nhân tố khác tương đối ổn định thì số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức lợi nhuận. Do vậy
tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, tăng doanh thu bán hàng là một biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh. Để cạnh tranh được với các đối thủ, Cty cần đưa ra một chính sách giá cả phù hợp và linh hoạt cho từng sản phẩm và phải điều chỉnh theo quan hệ cung cầu của thị trường. Đi cùng với đó là phải đa dạng các phương thức bán hàng, chứ không chỉ có một kiểu bán hàng duy nhất là bán trực tiếp tại công ty. Với công tác tổ chức bán hàng và thanh toán theo dõi công nợ tốt tất cả nâng cao con số doanh thu của doanh nghiệp và tăng lợi nhuận
- Để giảm tối thiểu chi phí, Cty cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Ngoài ra, giảm thiểu chi phí còn kể đến việc tổ chức quản lý lao động khoa học và hợp lý, thực hiện chế độ tiết kiệm trong quản lý, chống lãng phí.
3.2.1.3. Cơ cấu lại một số chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn
- Tăng cường công tác quản lý vốn, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua. Làm được điều này giúp cho Cty rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, tăng số vòng quay của tài sản.
- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn : Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các DN nhỏ khác. Ngoài ra, công ty cần tận dụng tối đa thời hạn mua chịu, nếu muốn hưởng chiết khấu, công ty nên thanh toán vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu; Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương CBCNV, nợ thuế,... đây là hình thức tài trợ miễn phí vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên cần có chính sách hợp lý cũng như quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và uy tín của công ty
- Các khoản phải thu ngắn hạn : Cơ cấu lại danh sách khách hàng, thắt chặt chính sách tín dụng nhưng vẫn đảm bảo cân đối hợp lý việc thu hút khác hàng tiềm năng.
3.2.2. Kiến nghị
3.2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích tài chính
- Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức công tác PTTC : Để nâng cao chất lượng công tác PTTC cũng như công tác quản trị điều hành doanh nghiệp, công ty cần xác định rõ vai trò của công tác PTTC; xây dựng quy trình PTTC của công ty một cách cụ thể chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ PTTC; tổ chức nguồn nhân sự cho công tác PTTC, đào tạo cán bộ có chuyên môn để phân tích chuyên sâu tình hình tài chính.
- Thứ hai, hoàn thiện nguồn thông tin : Đối với nguồn thông tin bên trong, sử dụng thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của thông tin.
Đối với nguồn thông tin bên ngoài: Để các kết luận trong báo cáo PTTC có tính thuyết phục cao, công ty cần sử dụng các thông tin liên quan đến hoạt đông kinh doanh như: Thông tin ngành, thông tin về tình hình kinh tế, lạm phát, lãi suất... Bên cạnh đó cần chú trọng tới các thông tin về hoạt động XNK, chính sách thuế đối với mặt hàng XNK.
3.2.2.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng
- Với Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có chính sách riêng giúp các công ty phát triển. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các