Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH XNK Thương Mại và Dịch vụ Đại Dương (Trang 41)

15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (15)=(13)-(14)

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy rằng việc tổ PTTC được đánh giá là khá tốt xong trong quá trình thực hiện còn có nhiều hạn chế.

- Công ty chưa có hẳn một đội ngũ tham gia phân tích, việc phân rõ nội dung và công viêc phân tích chỉ là do phòng kế toán tài chính của công ty và cụ thể là do kế toán trưởng đảm nhận nên cán bộ tham gia chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng phân tích.

- Thông tin sử dụng trong phân tích còn sơ sài và chưa đầy đủ kịp thời. Thông tin sử dụng chủ yếu của công ty vào phân tích là dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác lại không có các thông tin về chỉ tiêu tài chính trong ngành khi đó sẽ khó khăn trong việc đối chiếu thông tin tài chính của công ty để đánh giá và nhận xét tình hình tài chính hiện tại và tương lai.

- Nội dung phân tích và phương pháp phân tích của công ty còn sơ sài. Công ty mới chỉ đi sâu vào phương pháp phân tích hệ số tài chính với 3 hệ chỉ tiêu về hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, hệ số khả năng thanh toán và hệ số khả năng sinh lời. Hệ số khả năng hoạt động công ty không tiến hành đi sâu phân tích. Điều này sẽ không thấy được rõ được toàn bộ tình hình tài chính của Cty.

- Một số chỉ tiêu có cơ cấu chưa thực sự an toàn : TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản; Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSNH; hay NPT chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn. Nguyên nhân là do đặc thù ngành kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Công ty Đại Dương là công ty Thương Mại hoạt động trong lĩnh vực XNK thiết bị Ngành Nông nghiệp. Khách hàng có thể là các công ty, sở nông nghiệp nhà nước. Do đó nền kinh tế trong nước khó khăn, quá trình xúc tiến dự án, giải ngân dự án ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty. Tiếp đó là chính sách tín dụng thương mại, bán chịu của công ty.

- Lợi nhuận là mục tiêu cốt lõi của bất kì doanh nghiệp nào, doanh nghiệp có thể đạt doanh thu cao nhưng các khoản chi cho sản xuất kinh doanh quá cao có thể làm thâm hụt hết lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Công ty Đại Dương với mức độ tăng trưởng về doanh thu thuần qua 3 năm lần lượt là 9.013.896.232 đồng năm 2010, 14.390.731.280 đồng năm 2011, 23.536.979.534 đồng năm 2012. Nhưng đi cùng đó là tăng chi phí cho nên có thể vẫn chưa đạt được lợi nhuận tối đa. Trong khi Giá vốn hàng bán có tính chất cố định, năm 2010 là 6.057.312.754 đồng, năm 2011 là 10.036.041.681 đồng, đến năm 2012 là 17.762.523.318 đồng ; Chi phí tài

chính trong 3 năm là không đáng kể; Chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh từ

2.406.100.954 đồng năm 2010, đến năm 2011 là 3.447.602.085 đồng, và đến năm 2012 đã là 4.533.674.188 đồng. Vậy muốn tối đa được lợi nhuận thì vấn đề nội tại đặt ra chính là tối ưu hóa chi phí quản lý kinh doanh

- Khả năng thanh toán nhanh công ty là chưa được tốt, chưa đảm bảo tính thanh khoản cao khi có những phát sinh bất ngờ. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn thì phần tài sản đảm bảo thanh toán của công ty chủ yếu là tiền và các khoản thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên với khoản tiền dự trữ thì không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong khi các khoản nợ ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa được cao và có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu cao trong khi tốc độ tăng lợi nhuận có phần thấp hơn, đó là tín hiện xấu cho thấy hoạt động kém hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là thấp khi mà biểu hiện vòng quay tổng tài sản là rất thấp. Điều này phụ thuộc vào trình độ quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

3.2.Các hướng giải quyết vấn đề phát hiện

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH XNK Thương Mại và Dịch vụ Đại Dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w