IV.2. Sử dụng NS-2 thiết lập mô phỏng mạng IV.2.1. Thiết lập các lựa chọn, tham số cho mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây (Trang 48)

mạng hoặc thiết kế thêm những giao thức, cơ chế bổ sung vào tập các giao thức đã có sẵn để mô phỏng và phân tích, đánh giá kết quả. Đối với mô phỏng các mạng không dây, NS hỗ trợ cho chúng ta nghiên cứu những giao thức theo chuẩn IEEE 802.11e bao gồm:

 Cấu trúc mạng ad-hoc hay mạng có cơ sở hạ tầng, mạng hỗn hợp có dây và không dây, mô phỏng sự di chuyển của các trạm không dây trong không gian hai chiều.

 Hỗ trợ nghiên cứu các tầng giao thức (tầng MAC, tầng Internet, tầng giao vận, tầng hỗ trợ ứng dụng, …).

Trong khuôn khổ cũng như định hướng nghiên cứu của luận văn, tôi tìm hiểu cách thiết lập một mạng mô phỏng chuẩn IEEE 802.11e dựa trên cấu trúc có cơ sở hạ tầng, gồm QAP và QSTA, có thể kết nối với các trạm khác thông qua kết nối có dây [14, 15, 18]. Trong nội dung của phần này, tôi sẽ giới thiệu cách để thiết lập mô phỏng mạng IEEE 802.11e.

IV.2.1. Thiết lập các lựa chọn, tham số cho mô phỏng

Trong phương pháp viết script mô phỏng cho mạng không, các lựa chọn tham số thường nhiều (ví dụ: kiểu giao diện mạng, kiểu giao thức tầng MAC sử dụng, số gói tin tối đa trong hàng đợi, giao thức định tuyến, thậm chí cả số lượng trạm có dây, không dây, và trạm cơ sở trong cấu hình mạng mô phỏng…). Do vậy, để tiện cho việc thay đổi những tham số này trong quá trình mô phỏng, người thiết lập mô phỏng thường đặt những lựa chọn này ở đầu tệp script. Đoạn script sau đây là một ví dụ về cách thiết lập lựa chọn cấu hình mô phỏng sử dụng mảng opt() trong ngôn ngữ tcl. Bốn dòng đầu tiên trong script là để thiết lập số lượng các trạm tham gia vào mô hình mô phỏng, các dòng sau đó là những lựa chọn thiết lập giành cho các trạm không dây bao gồm lựa chọn các thành phần mạng như tầng liên kết dữ liệu LL (Link Layer), hàng đợi giao diện Ifq (Interface Queue), tầng điều khiển truy cập môi trường truyền MAC, kênh truyền thông không dây và giao thức định tuyến …

# Thiết lập số các lượng các trạm trong mô hình mô phỏng

set opt(num_wired_nodes) 1 ;# số lượng node có dây set opt(num_mobile_nodes) 4 ;# số lượng node không dây

49

set opt(num_bs_nodes) 1 ;# số lượng trạm cơ sở # Các tham số sử dụng cho các trạm không dây

set opt(chan) Channel/WirelessChannel ;# kiểu kênh truyền thông set opt(prop) Propagation/TwoRayGround ;# kỹ thuật lan truyền set opt(netif) Phy/WirelessPhy ;# kiểu giao diện mạng

set opt(mac) Mac/802_11e ;# chuẩn giao thức MAC áp dụng set opt(ifq) Queue/DTail/PriQ ;# kiểu giao diện hàng đợi

set opt(ifqlen) 50 ;# số lượng gói tin lớn nhất có thể ;# lưu trong hàng đợi

set opt(ll) LL ;# kiểu tầng liên kết dữ liệu sử dụng set opt(ant) Antenna/OmniAntenna ;# mô hình ăng-ten sử dụng

set opt(rp) DSDV ;# Giao thức định tuyến sử dụng

set opt(x) 500 ;# chiều dài x của topo mô phỏng

set opt(y) 500 ;# chiều rộng y của topo mô phỏng

Trong các lựa chọn ban đầu này, số lượng các trạm tham gia mô phỏng mạng không thực sự liên quan đến các thành phần mạng như đã nói đến ở trên, nhưng trong quá trình tạo các các mobile node, chúng ta sử dụng một vòng for nên để thuận tiện cho việc cấu hình, ta nên thêm lựa chọn opt(nn). Số trạm di động trong mạng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mạng không dây, nên khi sử dụng lựa chọn này, ta dễ dàng thay đổi cấu hình mô phỏng hơn [15, 14, 16].

IV.2.2. Thiết lập topo và cơ chế định tuyến [14, 15, 16]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)