III.3. Tóm tắt các đặc điểm chính của chuẩn IEEE 802.11e

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây (Trang 45)

LAN không dây, cho phép hỗ trợ đảm bảo chất lượng dịch vụ dựa trên dịch vụ có phân biệt. Chuẩn định nghĩa 4 loại mức độ ưu tiên truy nhập kênh truyền dành cho những loại luồng dữ liệu khác nhau, được ký hiệu là AC_BK, AC_BE, AC_VI và AC_VO, tương ứng với luồng dữ liệu Background, Best Effort, Video và Voice. Ứng dụng ở tầng trên sẽ gán giá trị ưu tiên UP (User Priority) cho từng frame trong khoảng từ 0 đến 7. Tại tầng MAC, các frame sau đó sẽ được ánh xạ tương ứng với loại ưu tiên truy cập kênh truyền dựa trên giá trị ưu tiên. Với mỗi loại ưu tiên truy cập kênh truyền, chức năng EDCAF được sử dụng để tranh chấp truy nhập kênh truyền dựa trên một tập những tham số tranh chấp. Tập tham số đó bao gồm: 1/ AIFS – khoảng thời gian lắng nghe kênh truyền rỗi trước khi truyền hoặc khởi động thuật toán quay lui; 2/ CWmin, CWmax – độ lớn cửa sổ tranh chấp (Contention Window) sử dụng cho thuật toán quay lui; 3/ TXOPLimit – là khoảng thời gian tối đa một EDCAF chiếm dụng môi trường truyền sau khi đã giành được quyền truy cập. Tham số EDCA đặc trưng cho từng loại AC, và được thiết lập sao cho AC có mức ưu tiên cao hơn sẽ chờ khoảng thời gian AIFS ngắn hơn để có thể truy cập môi trường truyền, được chọn giá trị cửa sổ tranh chấp nhỏ hơn, và chiếm dụng môi trường truyền dài hơn, so với AC có mức ưu tiên nhỏ hơn. Nhìn chung, AC ở mức ưu tiên cao hơn có giá trị AIFS, CWmin, CWmax nhỏ hơn và giới hạn TXOP lớn hơn. Những tham số này được điều chỉnh động định kỳ bởi QAP. Trong trường hợp nếu QAP không định kỳ thay đổi giá trị tham số EDCA, các trạm sẽ sử dụng tham số EDCA mặc định được đặc tả trong chuẩn. Bên cạnh việc thiết lập tham số EDCA cho những loại AC là khác nhau, cơ chế truy cập của các EDCAF là tương tự DCF. Do 4 chức năng EDCAF trong một trạm tranh chấp truy cập môi trường truyền độc lập với nhau, vì vậy, có thể xảy ra trường hợp hơn một chức năng EDCAF trong một trạm đếm ngược đồng hồ quay lui tới 0 và truyền dữ liệu trong cùng một thời điểm. Trường hợp này được gọi là xung đột nội trạm giữa các EDCAF. Khi đó, loại AC có mức ưu tiên cao hơn sẽ được quyền truy cập còn AC có mức ưu tiên thấp hơn phải khởi động thuật toán quay lui giống như xảy ra xung đột ngoại trạm thông thường.

Một tính năng mới trong chuẩn 802.11e là CFB (Contention Free Bursting), cho phép một EDCAF có thể truyền nhiều frame trong một khoảng thời gian TXOP sau khi đã giành được quyền truy cập, mà không phải tranh chấp môi trường truyền cho từng frame. Mỗi frame sẽ truyền cách nhau một khoảng thời gian là SIFS. Khoảng thời gian truyền CFB được giới hạn trong giới hạn TXOP.

46

CHƢƠNG IV. MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây (Trang 45)