KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Tóm tắt các kết quả chính đã đạt được của luận văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây (Trang 67)

Đến đây, nội dung đề tài luận văn “Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây” đã hoàn thành.

IEEE 802.11 ra đời năm 1997 nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối không dây cho các thiết bị xử lý và nhanh chóng trở thành chuẩn mạng LAN không dây phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất. Sau gần một thập kỷ phát triển, chuẩn mạng này đã bộc lộ những hạn chế trong việc hỗ trợ đảm bảo chất lượng dịch vụ cho các ứng dụng truyền thông đa phương tiện có những đòi hỏi khắt khe về thông lượng, độ trễ, tỉ lệ mất mát dữ liệu và thăng giáng độ trễ. Thừa kế từ IEEE 802.11, chuẩn mạng LAN không dây 802.11e được phát triển và đưa vào sử dụng năm 2005 đã hỗ trợ được việc đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho các ứng dụng truyền thông đa phương tiện. Trong luận văn này, tôi đã tập trung phân tích và đánh giá đảm bảo chất lượng dịch vụ trong IEEE 802.11 và IEEE 802.11e dựa trên phương pháp nghiên cứu bằng mô phỏng. Những kết quả đạt được của luận văn bao gồm:

1. Nghiên cứu tổng quan về đảm bảo chất lượng dịch vụ và những vấn đề trong phát triển một cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng có dây và không dây. 2. Nghiên cứu hoạt động và khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ của chuẩn mạng

LAN không dây IEEE 802.11. Dựa trên các phân tích lý thuyết và nghiên cứu bằng mô phỏng, tôi đưa ra được kết luận về sự hạn chế trong đảm bảo chất lượng dịch vụ của chuẩn mạng LAN không dây IEEE 802.11. Chuẩn mạng này cung cấp những dịch vụ giống nhau cho các ứng dụng tầng trên, không quan tâm đến yêu cầu về chất lượng dịch vụ của ứng dụng đó và không có sự hỗ trợ nào cho việc phân biệt các dịch vụ. Do vậy, không đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho các ứng dụng yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ như truyền âm thanh và hình ảnh khi tải đưa vào mạng đạt ngưỡng quá tải.

3. Nghiên cứu, phân tích hoạt động của các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ trong chuẩn mạng LAN không dây IEEE 802.11e. Sử dụng cùng một mô hình mô phỏng cho khảo sát hạn chế đảm bảo chất lượng dịch vụ trong IEEE 802.11, tôi tiến hành thí nghiệm và chứng minh IEEE 802.11e có khả năng phân loại và xử lý ưu tiên cho các lưu lượng với các mức ưu tiên khác nhau. Sau đó, tôi tiếp tục xây dựng các mô phỏng để đánh giá hoạt động của các cơ chế đảm bảo chất lượng trong IEEE 802.11e. Các kết quả cho thấy sự hiệu quả của các cơ chế này trong phân loại và xử lý ưu tiên đối với các lưu lượng có các mức ưu tiên khác nhau khi trạng thái của

68

mạng thay đổi từ tải vào mạng nhẹ đến quá tải. Khi tải đưa vào mạng cao so với khả năng đáp ứng của mạng, IEEE 802.11e không thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cho tất cả lưu lượng song vẫn xử lý ưu tiên cho các lưu lượng có độ ưu tiên cao hơn.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, luận văn của tôi mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu và đánh giá khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ chế EDCA được đặc tả trong chuẩn mạng LAN không dây IEEE 802.11e. Còn nhiều chiến lược, cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ khác tôi chưa có điều kiện nghiên cứu và trình bày trong khuôn khổ của luận văn. Nếu điều kiện cho phép, trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục theo một số hướng nghiên cứu:

1. Nghiên cứu chi tiết hơn cơ chế truy nhập điều khiển tập trung không tranh chấp HCCA (Hybrid Controlled Channel Access) cùng được mô tả trong chuẩn IEEE 802.11e.

2. Đánh giá, so sánh khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ của hai cơ chế EDCA và HCCA trong chuẩn IEEE 802.11e.

3. Nghiên cứu cơ chế thay đổi các tham số trong EDCA và HCCA cho phù hợp với môi trường mạng với mục đích tăng hiệu suất đảm bảo chất lượng dịch vụ hoặc đảm bảo tốt đại lượng dịch vụ cho những lưu lượng xác định theo mong muốn của người thiết lập và quản trị mạng.

4. Nghiên cứu chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ sử dụng trong IEEE 802.16 (WiMax).

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chiến lược đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) trong các mạng không dây (Trang 67)