Mối quan hệ thầy trò trong hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản ý hoạt động dạy học ở trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ (Trang 26)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2.4Mối quan hệ thầy trò trong hoạt động dạy học

Trong dạy học, hoạt động dạy của giảng viên về bản chất là quá trình điều khiển hoạt động nhận thức và thực hành của học viên theo quy luật nhận thức và quy luật hình thành kỹ năng. Giảng viên tổ chức cho học viên nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý thuyết, quan sát các sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội, thực hiện các buổi thảo luận, hội thảo, thực hành, nghiên cứu thực tế để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các năng lực hoạt động cá nhân. Toàn bộ quá trình dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động cho người học theo các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giảng viên là người giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, khích lệ học viên trong quá trình học tập.

Học viên là đối tượng tác động của giảng viên, đồng thời lại là chủ thể có ý thức trong hoạt động học tập và rèn luyện. Người học có vai trò chủ động có ý thức tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập. Có thể nói để học tập đạt kết quả thì người học phải có nhu cầu học tập, tự giác quyết tâm học tập và có phương pháp học tập tốt, chủ động tìm tòi, tham gia vào các hoạt động thực hành, nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu bản chất các vấn đề học tập, biết hệ thống hoá, ghi nhớ kiến thức và biết tìm cách vận dụng vào các công việc học tập cụ thể.

Như vậy mối quan hệ hệ thầy - trò trong quá trình dạy học là quá trình hoạt động phối hợp giữa giáo viên và học viên. Hoạt động tích cực của người dạy và người học quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học và hoạt động học là cơ sở, là trung tâm cho mọi cải tiến của hoạt động dạy, hai hoạt động này tác động biện chứng với nhau, thúc đẩy lẫn nhau để cùng phát triển, sự tác động thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học tạo nên sự phát triển không ngừng của quá trình dạy học.

Quan hệ thầy- trò ở trường Cán bộ quản lý là quan hệ bình đẳng, dân chủ, học tập lẫn nhau, không khí học tập cởi mở, cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý trường học. Thầy với các phương pháp linh hoạt, điều khiển, định hướng cho học viên tìm tòi nắm vững kiến thức, lý luận, luyện tập, vận dụng vào thực tế. Trong quá trình dạy học, giảng viên cũng chú ý đến các động cơ, khích lệ hứng thú học tập ở học viên.

Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở trường Cán bộ quản lý giáo dục giúp học viên nâng cao năng lực quản lý nhà trường, các kỹ năng quản lý,qua đó học viên biết, để làm, để tồn tại và tham gia tốt vào quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản ý hoạt động dạy học ở trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ (Trang 26)