Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết học viên mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học viên trong học tập. Học viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học, vì vậy, quản lý hoạt động học của học viên là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Quản lí hoạt động của học viên là quản lí việc học tập, tu dưỡng theo các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức các hoạt động giáo dục để học viên yên tâm học tập, phấn đấu. Quản lí hoạt động của học viên bao hàm quản lí thời gian, quản lí hoạt động, đổi mới phương pháp học tập, quản lí tinh thần, thái độ, ý thức tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học viên ở trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo đặt ra với hiệu trưởng không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn là một
đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thể hiện qua một số công việc sau đây:
+ Quản lý hoạt động học của học viên trên lớp về thực hiện giờ giấc, các buổi thảo luận, hội thảo, thực hành,…Quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan học tập, tự học của học viên…
+ Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học viên
+ Chỉ đạo phòng giáo vụ, tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch học tập, các hình thức học tập.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp giữa phòng giáo vụ và nhà trường để quản lý hoạt động học của học viên.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học viên. Đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên có hệ thống và đảm bảo tính phát triển đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục.
c. Quản lý chƣơng trình.
Chương trình giáo dục là bản thiết kế tổng thể kế hoạch giáo dục ở nhà trường, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và đánh giá các kết quả giáo dục.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện trên cơ sở chương trình chung của các trường quản lý giáo dục nhưng đây chỉ là chương trình có tính chất khung không áp đặt, để có thể chỉ đạo một cách linh hoạt cho các vùng, miền và cho các đối tượng người học khác nhau có các năng lực khác nhau.
Do đặc điểm chương trình bồi dưỡng không ổn định, vì vậy việc quản lý thực hiện giờ dạy của giáo viên đúng, đủ chương trình, không được cắt xén, không được mở rộng một cách tuỳ tiện, có bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình địa phương là một yêu cầu cần thiết trong quản lý chương trình.
Hiệu trưởng nhà trường tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục một cách nghiêm túc. Trong quản lí giáo dục hai nội dung quan trọng nhất là quản lí chuyên môn giảng dạy và quản lí các hoạt động giáo dục của học viên. Quản lí giảng dạy là quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, thời khoá biểu. Biện pháp quản lí là theo dõi sát sao mọi công việc, kiểm tra, đánh giá để uốn nắn đưa vào nề nếp, kỷ cương.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý việc thực hiện đúng chương trình đào tạo, bồi duỡng, đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể của chương trình, đảm bảo giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học.
Quản lý việc phân phối thời gian dạy học, học tập, các giờ lên lớp, thảo luận, hội thảo và nghiên cứu thực tế giáo dục đúng theo chương trình kế hoạch đã đề ra.
Chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết để chương trình thực hiện đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.
d. Kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
Hiệu trưởng nhà trường tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra- đánh giá bao gồm các nội dung: - Kiểm tra giáo viên:
+ Kiểm tra toàn diện một giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ; việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm; kết quả giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục khác. + Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên, từ khâu chuẩn bị, lên lớp, dự giờ, đánh giá kết quả giảng dạy, xếp loại giờ dạy theo quy định.
+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn về công tác quản lí, hồ sơ, nền nếp chuyên môn, chất lượng dạy học của tổ, nhóm chuyên môn và công tác chỉ đạo các hoạt động học tập của học viên.
+ Kiểm tra hoạt động học tập của học viên về nền nếp, tinh thần, thái độ học tập trong và ngoài nhà trường.
+ Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
+ Kiểm tra tài chính trong nhà trường nhằm điều tiết các nguồn ngân sách, sử dụng đúng các nguồn vốn, chống tham ô, lãng phí, lạm dụng của công.
e. Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học và giúp ích rất nhiều cho người hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường.
Quản lý cơ sở vật chất- thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo. Quản lí tốt cơ sở vật chất nhà trường không chỉ là bảo quản tốt mà còn khai thác tối đa năng lực của CSVC - TBDH cho các hoạt động dạy học, đồng thời phải thường xuyên bổ sung những CSVC - TBDH mới, hướng dẫn giáo viên sử dụng phục vụ cho công tác chuyên môn.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về mặt quản lý, xây dựng kế hoạch hàng năm về xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm thiết bị giáo dục bằng nhiều con đường khác nhau để đáp ứng yêu cầu dạy học.
Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực hiện chương trình, đào tạo cán bộ chuyên trách phụ trách công tác này.
Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi
Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công việc Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là đảm bảo CSVC và TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê theo định kỳ và đột xuất, đặc biệt khi có những thay đổi về tổ chức , biến động.
Nắm được các yêu cầu, nguyên tắc và các nội dung trong việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động của học viên nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành các kỹ năng quản lý, hình thành nhân cách của người học.
Phân tích cụ thể từ một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: Quản lí; quản lí giáo dục; quản lý nhà trường; các chức năng của quản lý; hoạt động dạy học; quản lý hoạt động dạy học...
Qua chương này thể hiện lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và đào tạo trong xu thế phát triển chung của xã hội và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Để đề ra được những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo cần nhận biết được chính xác thực trạng quản lý hoạt động dạy học từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cho các nhà quản lý và các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở chương sau.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Vài nét khái quát về Trƣờng Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Lịch sử phát triển của nhà trường.
Ra đời ngày 22 tháng 7 năm 1965, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ đến nay vừa tròn 45 tuổi, 45 năm qua với sự cố gắng của thầy và trò, nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách của thời gian để tự khẳng định vị thế của mình và đạt được nhiều thành tích vẻ vang.
Những năm đầu mới thành lập, trường có 34 cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, với nhiệm vụ chủ yếu là bồi dưỡng cán bộ, giáo viên tỉnh Vĩnh Phú. Đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước được đầu tư, nâng cấp đáp ứng với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được đào tạo chuẩn hoá, trường đã có 16 thạc sỹ (chiếm 53,3 %) trong tổng số 30 giáo viên.
45 năm qua nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng hơn 3 vạn học viên, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển giáo dục- đào tạo, sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của đất nước.
Nhà trường đã 2 lần được đón nhận huân chương cao quý của Nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng 3 vào năm 1990; Huân chương lao động hạng 2 năm 2005. Là đơn vị nhiều năm đạt danh hiệu trường tiến tiến xuất sắc được Chính Phủ, Bộ giáo dục - đào tạo, Liên đoàn lao động và Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.
2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ giảng viên trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.1a : Số lƣợng, cơ cấu đội ngũ giảng viên.
TS Nữ ĐV Độ tuổi Đã làm QL Đã được ĐT, BD về QLGD Đã được BD về QL HCNN < 30 30 - 40 41 - 51 51 trở lên SL (người) 30 16 24 8 5 8 9 14 24 27 Tỷ lệ % 100 53,3 80 26,7 16,6 26,7 30 46,6 80 100
Bảng 2.1b : Trình độ mọi mặt của đội ngũ giảng viên.
TS
Trình độ đào tạo Trình độ chính trị Trình độ quản lý
ĐH Th.sỹ T.sỹ SC TC Cử nhân, cao cấp ĐT chính quy BD ngắn hạn Chưa qua BD SL (người) 30 30 16 0 10 18 2 18 8 4 Tỷ lệ % 100 100 53.3 0 33,3 60 6,7 60 26,7 13,3
Từ số liệu điều tra ở bảng 2.1a và 2.1b trình bày ở trên, kết hợp với trao đổi thêm với một số đồng chí lãnh đạo trường và trưởng phó phòng hành chính - tổ chức, giáo vụ, cho phép chúng tôi có nhận xét về những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại, yếu kém của đội ngũ cán bộ giảng dạy trường CBQLGD - ĐT tỉnh Phú Thọ như sau :
a. Mặt mạnh của đội ngũ giảng viên.
- Đối chiếu với quy định của Bộ GD - ĐT về cán bộ giảng dạy của trường CBQLGD tỉnh tại QĐ số 840/QĐ ngày 18/ 9/ 1986, thì 100% cán bộ giảng dạy của trường đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó lực lượng cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ QL chiếm tới 53,3%, phấn đấu đến năm 2012 trường có trên 70% cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ. Đây là lực l- ượng nòng cốt đi đầu trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Trong đội ngũ có 46,6% giảng viên đã từng làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông. Đó là lực lượng dồi dào kinh nghiệm thực tiễn về QL trường học, từ đó phát huy tốt khả năng bồi dưỡng đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Đặc biệt, đội ngũ giảng viên có tới 80% là Đảng viên, 100% có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên trong đó 6,7% có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị; 60 % có trình độ trung cấp chính trị. Đây là điều kiện thuận lợi, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn người giảng viên ở loại hình trường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của ngành.
- Đội ngũ giảng viên của trường có tới 80 % được đào tạo bồi dưỡng về QLGD trong đó có 60 % được đào tạo chính quy. Đó lại là một điểm mạnh, đảm bảo cho cán bộ giảng dạy của trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD.
- Về số lượng: để đảm bảo thực hiện hết các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ Giáo dục thì trường còn thiếu nhiều giáo viên trong đó chủ yếu là thiếu giáo viên lý luận chính trị và giáo viên nghiệp vụ trường học.
- Về độ tuổi: đội ngũ giảng viên của trường có độ tuổi trung bình tương đối cao, chỉ trong 5 năm tới nếu trường không xúc tiến việc xây dựng, trẻ hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy thì đến năm 2012 sẽ có tới gần 30 % cán bộ giảng dạy về nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước. Đó là một khó khăn lớn, đòi hỏi lãnh đạo trường phải tích cực tham mưu với UBND tỉnh và Sở GD - ĐT trong việc mở rộng biên chế, quỹ tiền lương và đầu tư thoả đáng cho trường, lực lượng các bộ giảng dạy mới (tốt nhất là những giáo viên có trình độ ĐHSP, đã qua giảng dạy, công tác từ 5 năm trở lên và càng tốt nếu đã từng kinh qua công tác quản lý ở cơ sở trường học).
- Về trình độ mọi mặt: đội ngũ giảng viên của trường cũng còn phải cố gắng nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Nhất là đối với những cán bộ giảng dạy nguyên gốc là giáo viên các môn khoa học cơ bản (Văn, Toán, Lý, Hoá...) chuyển sang làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD mà lại chưa được đào tạo bồi dưỡng một cách chính quy, bài bản về QLGD, QLNN.
c. Nguyên nhân của những hạn chế trên
- Tiêu chuẩn để giảng dạy ở trường CBQL là tương đối cao ( có trình độ từ đại học chính quy trở lên; đã làm công tác QL trong các cơ sở trường học; là đảng viên ĐCSVN; có uy tín đối với ngành) vì thế việc tuyển chọn giáo viên gặp không ít khó khăn.
- Mặt khác, hiện nay trường CBQL Phú Thọ vẫn chưa có chế độ đãi ngộ hợp lí để thu hút giáo viên, CBQLGD giỏi về làm CB giảng dạy.
- Biên chế quỹ lương cho trường lại rất hạn hẹp, dẫn đến thiếu cán bộ làm các công việc chức năng (như công tác hành chính tổ chức; tài vụ) do đó nhiều giảng viên của trường phải làm kiêm nhiệm nhiều việc như : công tác hành chính, quản trị, tổ chức cán bộ, thủ quỹ. Từ đó ảnh hưởng đến việc tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt hay việc đầu tư thời gian, công sức cho các chuyên đề giảng dạy.