Giao thức định tuyến vecto khoảng cách dựa trên nhu cầu trong mạng adhoc (AODV)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu năng mạng adhoc đa chặng (Trang 42)

mạng adhoc (AODV)

Để tìm đường đi, giao thức định tuyến AODV sử dụng một phương pháp phản ứng để xác định đường đi gần đây nhất. Đó là, nó sử dụng quá trình tìm đường tương tự như DSR để tìm đường và để tính toán đường đi mới bằng cách

sử dụng số thứ tự đích. Hai giai đoạn của giao thức định tuyến AODV được mô tả dưới đây.

Tìm đƣờng

Trong giai đoạn này, các gói tin RREQ được truyền từ nút nguồn tương tự như DSR. Các thành phần của gói tin RREQ bao gồm các trường như nhận dạng nguồn (Sid), nhận dạng đích (Did), số thứ tự nguồn (SSeq), số thứ tự đích (DSeq), nhận dạng quảng bá (Bid), và TTL. Khi một gói tin RREQ được nút trung gian nhận, nó sẽ chuyển tiếp hoặc chuẩn bị một gói tin RREP nếu có một đường đi hợp lệ tới đích nằm trong bộ đệm của nó. Để tránh bị lặp RREQ, cặp Sid, Bid được sử dụng. Khi truyền một gói tin RREQ, tất cả các nút trung gian nhận địa chỉ nút và Bid của nút trước đó. Một bộ đếm thời gian cùng với bảng định tuyến sẽ được dùng kết hợp để xóa gói tin RREQ trong trường hợp gói tin trả lời không nhận được trước thời hạn.

Khi một nút nhận một gói tin RREP, thông tin của nút trước đó cũng được lưu lại để chuyển tiếp gói tin này tới nó như là chặng tiếp theo của nút đích. Nút này đóng vai trò là một điểm chuyển tiếp tới nút đích. Bằng cách như vậy, mỗi nút chỉ chứa thông tin chặng tiếp theo, mặc dù trong định tuyến nguồn, tất cả các nút trung gian trên đường đi đến nút đích được lưu.

Hình 2.17 mô tả một ví dụ cơ chế tìm đường trong AODV. Giả sử rằng nút A muốn chuyển tiếp một gói dữ liệu đến nút G nhưng nó không có một đường đi hợp lệ trong bộ đệm. Nó phải khởi tạo quá trình tìm đường bằng cách gửi một gói tin quảng bá tới các nút lân cận là B, C và D.

B C E D A F G Destination node Source node Network link Route Request RREQ

Route Reply RREP Cached route F-G

Tất cả các trường Sid, Did, SSeq, Bid, và TTL được chèn vào trong gói tin RREQ. Khi gói tin RREQ đến nút B, C và D, các nút này lập tức tìm kiếm trong bộ đệm một đường đi khả dĩ. Trong trường hợp không có đường đi nào sẵn sang, chúng chuyển tiếp gói tin RREQ này tới các nút lân cận; nếu không thì thực hiện so sánh giữa số thứ tự đích (DSeq) trong gói tin RREQ và DSeq trong dòng tương ứng của bộ đệm định tuyến. Nó trả lời nút nguồn bằng một gói tin RREQ chứa đường đi tới nút đích trong trường hợp DSeq trong gói tin RREQ lớn hơn. Trong hình 2.17, nút C nhận một đường đi đến G trong bộ đệm của nó và DSeq của nó lớn hơn khi được so sánh với DSeq của gói tin RREQ. Kết quả lả, nó gửi một RREP trở lại nút nguồn A. Bằng cách này, nút A đã lưu đường đi A-C-F-G. Một gói tin RREP cũng được gửi trở lại từ nút đích đến nút nguồn. Một đường đi có thể là A-B-E-G. Các nút trung gian trên đường đi từ nguồn đến đích cập nhật lên bảng định tuyến của chúng với DSeq mới nhất trong gói tin RREP.

Duy trì đƣờng

Phương thức mà cơ chế duy trì đường hoạt động được mô tả như sau. Khi một nút nhận thấy có một liên kết gián đoạn (qua các nhận biết của lớp liên kết hoặc các thông điệp HELLO, nó quảng bá một gói tin RER (tương tự như DSR) để thông báo các nút nguồn bà đích. Quá trình này được minh họa trong hình 2.18. Nế liên kết giữa các nút C và F bị gián đoạn tren đường đi A- C-F-G, các gói tin RERR sẽ được gửi bởi cả F và C để thông báo cho các nút nguồn và đích.

Ưu điểm lớn nhất của AODV là tránh việc định tuyến nguồn nhằm giảm chi phí định tuyến trong một mạng lớn. Một ưu điểm khác của AODV là ứng dụng tìm kiếm vòng mở rộng của nó để kiểm soát việc tràn ngập các gói tin RREQ và tìm kiếm đường đi đến các đích chưa biết []. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các số thứ tự đích, cho phép các nút có nhiều đường đi được cập nhật hơn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi sử dụng AODV. Đầu tiên, nó yêu cầu liên kết song hướng và việc xác nhận định kỳ của lớp liên kết để phát hiện ra các liên kết bị gián đoạn. Thứ hai, nó cần duy trỉ các bảng định tuyến không giống như DSR.

Hình 2.18: Duy trì đường đi trong AODV1

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu năng mạng adhoc đa chặng (Trang 42)