Các giao thức định tuyến cơ bản trong mạng adhoc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu năng mạng adhoc đa chặng (Trang 38)

Hình 2.14 Phân loại các giao thức định tuyến trong mạng adhoc Định tuyến theo bảng: Trong phương pháp định tuyến theo bảng, các node trong mạng MANET liên tục đánh giá các tuyến tới các node để duy trì tính tương thích, cập nhật của thông tin định tuyến. Vì vậy, một node nguồn có thể đưa ra một đường dẫn định tuyến ngay lập tức khi cần. Trong các giao thức định tuyến theo bảng, tất cả các node cần duy trì thông tin về cấu hình mạng. Khi cấu hình mạng thay đổi, các cập nhật được truyền lan trong mạng nhằm thông báo sự thay đổi. Hầu hết các giao thức định tuyến theo bảng đều kế thừa và sửa đổi đặc tính tương thích từ các thuật toán chọn đường dẫn ngắn nhất trong các mạng hữu tuyến truyền thống. Các thuật toán định tuyến theo bảng được sử dụng cho các node cập nhật trạng thái mạng và duy trì tuyến bất kể có lưu lượng hay không. Vì vậy, tiêu đề thông tin để duy trì cấu hình mạng đối với các giao thức này thường là lớn. Loại giao thức định tuyến này hoạt động giống như giao thức định tuyến trong mạng có dây truyền thống.

Định tuyến từ nguồn (hay định tuyến theo yêu cầu): Trong phương pháp định tuyến theo yêu cầu, các đường dẫn được tìm kiếm chỉ khi cần thiết, hoạt động tìm tuyến bao gồm cả thủ tục xác định tuyến. Thủ tục tìm tuyến kết thúc khi một tuyến không được tìm thấy hoặc không có tuyến khả dụng sau khi xác minh toàn bộ tập hoán vị tuyến. Trong mạng MANET, các tuyến hoạt động có thể ngừng do tính di động của node.

Vì vậy, thông tin duy trì tuyến là tối quan trong đối với các giao thức định tuyến theo yêu cầu. So với các giao thức định tuyến theo bảng, các giao thức định tuyến theo yêu cầu thường có tiêu đề trao đổi thông tin định tuyến nhỏ hơn. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, các giao thức này có khả năng mở rộng tốt hơn

đối với các giao thức định tuyến theo bảng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các giao thức định tuyến theo yêu cầu là trễ do tìm kiếm tuyến trước khi chuyển tiếp thông tin dữ liệu

Kết hợp: Các giao thức định tuyến kết hợp được đề xuất để kết hợp các đặc tính ưu điểm của các giao thức định tuyến theo bảng và theo yêu cầu. Thông thường, các giao thức định tuyến lai ghép MANET được sử dụng trong kiến trúc phân cấp. Các giao thức định tuyến theo bảng và theo yêu cầu được triển khai trong các cấp thích hợp. Các nút thuộc một khu vực địa lý cụ thể hoặc trong vòng một khoảng cách nhất định từ nút nhận biện được gọi là vùng định tuyến và sử dụng giao thức định tuyến bảng có sẵn. Giao tiếp giữa các nút ở các vùng khác nhau sẽ dựa trên giao thức định tuyến khởi tạo từ nguồn (định tuyến theo yêu cầu).

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đề cập đến các giao thức định tuyến được sử dụng trong mạng adhoc: giao thức định tuyến nguồn động (DRS) và giao thức định tuyến vecto khoảng cách dựa trên yêu cầu (AODV).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu năng mạng adhoc đa chặng (Trang 38)