Đòn bẩy tài chính:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hình tài chính của Tổng công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 28)

Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ sử dụng nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt, một mặt giúp gia tăng lợi ích cổ đông và mặt khác làm gia tăng rủi ro tài chính.

Tổng nợ

Hệ số nợ =  Tổng tài sản

EBIT

Hệ số thanh toán lãi tiền vay =  Lãi tiền vay phải trả

Nợ dài hạn

Hệ số nợ dài hạn = 

Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu a) Hệ số nợ

Tỷ số nợ đo lường mức sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản. Bên cạnh đó, một số tỷ số khác cũng được sử dụng để đo lường mức sử dụng nợ như hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hay hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Giá trị của các hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp càng phụ thuộc vào chủ nợ và rủi ro tài chính cao, tuy nhiên hệ số này cao hay thấp cũng phụ thuộc vào từng ngành nghề hoạt động. Chủ nợ thường thích doanh nghiệp có hệ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn, còn cổ đông thích hệ số nợ cao vì nhìn chung sử dụng đòn bẩy tài chính gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông.

a) Đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage) là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định gồm trái phiếu (nợ) và cổ phiếu ưu đãi được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp. Độ bẩy tài chính tại một mức EBIT xác định được định nghĩa là phần trăm thay đổi của thu nhập cổ phiếu thường so với phần trăm thay đổi của EBIT. Như vậy, độ bẩy tài chính cho biết khi EBIT thay đổi 1% thì thu nhập trên cổ phiếu (EPS) sẽ thay đổi bao nhiêu %. Việc sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi gắn liền với các nghĩa vụ tài chính như trả nợ gốc, lãi vay, thanh toán cổ tức ưu đãi và làm tăng độ bẩy tài chính.

DFLEBIT = % thay đổi EBIT% thay đổi EPS = EBIT EBIT - I - PD1-t

Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa và dùng EBIT làm lực tác động để khuyếch đại EPS. Đặc điểm này khiến đòn bẩy tài chính được coi là con dao hai lưỡi. Đòn bẩy tài chính lớn có thể khuyếch đại sự gia tăng nhỏ trong EBIT thành sự gia tăng trong thu nhập cổ phần cho cổ đông thường nhưng cũng có thể phóng đại sự sụt giảm trong thu nhập cổ phiếu thường khi EBIT giảm. Mặt khác việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao làm tăng rủi ro tài chính và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hình tài chính của Tổng công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 28)