Uư tiên đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hình tài chính của Tổng công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 80)

hóa sản phẩm, mở rộng thị trường

Hiện nay, sản phẩm phân bón của Tổng công ty chủ yếu là Urê trong khi đó, trong ba tháng cuối năm 2011, với việc giá urê đang ở mức cao, cùng với đó là sự sụt giảm và bất ổn của thị trường tài chính và hàng hóa thế giới, trong đó có giá nông sản, đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tại nhiều nơi trên thế giới và khiến cho giá urê quay đầu suy giảm. Dù tăng nhẹ trở lại trong thời gian gần đây bởi nhu cầu nhập khẩu tại khu vực Nam Á, Mỹ La tinh nhưng giá urê thế giới vẫn tiếp tục giảm mạnh khoảng 30% vì nhu cầu tiêu thụ suy yếu, một phần do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh (vì phần lớn đã được đáp ứng trong năm) và tình trạng giá urê tiếp tục suy giảm khiến cho các nhà nhập khẩu tạm ngưng giao dịch; phần nữa do tình trạng suy thoái kinh tế đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường lớn suy giảm. Bên cạnh đó, nguồn cung tăng mạnh do sản xuất của hầu hết các nhà máy đã khôi phục lại với hiệu suất cao trong bối cảnh hoạt động giao dịch trầm lắng càng khiến cho áp lực giải phóng hàng tồn kho tăng cao. Chính vì vậy, Tổng công ty cần chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ để phát triển sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm mới như phân DAP, NPK, Kali, phân vi sinh, hóa chất nông dược,… Theo số liệu báo cáo của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan, tổng lượng phân bón các loại cả

sản xuất trong nước và nhập khẩu năm 2011 cả nước ước đạt khoảng 9,9 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng khoảng 7% so với mức 5,3 triệu tấn năm 2010. Dự báo sang năm 2012, cả nước cần khoảng 9,9 triệu tấn phân bón các loại, trong đó urê chiếm khoảng 2 triệu tấn, đạm SA khoảng 710 nghìn tấn, kali 920 nghìn tấn và DAP khoảng 950 nghìn tấn. Trong khi đó, theo dự báo của Bộ Công Thương, trong nước chỉ có thể sản xuất đươc 7,3 triệu tấn phân các loại như urê, DAP và NPK. Mặc dù đã tăng mạnh khoảng 27% so với 2011, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nên số còn lại vẫn phải nhập khẩu.

Hiện nay, Tổng công ty đang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt là, dự án nhà máy Đạm Phú Mỹ suốt đời chỉ phải nộp thuế TNDN 15%, đồng thời được miễn 100% thuế cho 4 năm đầu và giảm 50% thuế cho 7 năm tiếp theo. Năm 2011 là năm thứ 4 nhà máy được giảm 50%, với thuế suất thuế TNDN phải nộp là 7,5% thấp xa so với thuế suất thông thường là 25%. Đây xem như là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của Tổng công ty. Do đó, Tổng công ty cần chú trọng nghiên cứu mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm về phân bón hóa chất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, các thị trường nước ngoài, nhất là các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanma,…

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hình tài chính của Tổng công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 80)