Phân tích các nhóm hệ số:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hình tài chính của Tổng công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 55)

a) Khả năng thanh toán:

* Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: có thể có nhiều cách để xem xét về khả năng thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên ta có các cách tiếp cận để xác định khả năng thanh toán ngắn hạn qua các tỷ số cơ bản sau như sau:

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Tồn kho Nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

+ Từ số liệu tại bảng 2.1 và bảng 2.6 ta có tỷ số của khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công ty và Công ty Bình Điền như sau:

Bảng 2.9: Khả năng thanh toán ngắn hạn

TỶ SỐ ĐV tính 2009 2010 2011 Cty Bình Điền 1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 16,9 5,4 7,8 1,03 2. Khả năng thanh toán nhanh Lần 5,8 4,6 6,3 0,37

3. Khả năng thanh toán

tức thời Lần 3,7 4,5 5,2 0,08

Qua số liệu tại bảng 2.9 ta thấy theo thời gian khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công ty có biến động, tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công ty là rất tốt, giá trị tài sản ngắn hạn của Tổng công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn rất nhiều lần, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời tốt hơn theo thời gian, điều nay chứng tỏ dòng tiền của Tổng công ty rất mạnh, Xong chúng ta cũng có thể thấy rằng qua các nhiều năm liên tục Tổng công ty để tỷ số này quả cao nên cũng cấn xem xét lại hiệu quả quay vòng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty chưa thất hợp lý, có hiện tượng lãng phí, ứ đọng vốn.

Qua so sánh tình hình khả năng thanh toán ngắn hạn đối với công ty Bình Điền ta thấy: Khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng Công ty là tốt hơn rất nhiều, đây cũng là ưu thế lớn của công ty so với các công ty cùng ngành khác trong việc huy động vốn, mua nguyên vất liệu để đầu tư cho sản xuất vào

những thời điểm có tính biến động lớn về cầu hàng hóa, nguyên vật liệu tăng trên thị trường.

* Khả năng thanh toán nợ dài hạn:

+ Khả năng thanh toán nợ dài hạn: để xem xét về khả năng thanh toán dài hạn, tuy nhiên ta có các cách tiếp cận để xác định khả năng thanh toán dài hạn qua 3 tỷ số cơ bản sau như sau:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

EBIT Lãi vay Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn

Bảng 2.10: Phân tích khả năng trả nợ lãi vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Cty Bình Điền

EBIT 1.528.019 1.929.991 3.258.140 279.618

Lãi vay 8.315 8.349 27.900 192.519

Hệ số thanh toán lãi vay 183,8 231,2 116,779 1,45

Cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn, trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, hệ số khả năng thanh toán lãi vay trong bảng trên cho thấy, Tổng công ty không

hề có rủi ro nào trong khả năng thanh toán dài hạn. Thậm chí hệ số này còn đạt đến mức có thể coi gần như là không tưởng đối với nhiều doanh nghiệp lớn. Điều này có được trước hết do Tổng công ty kinh doanh tốt, thu được lợi nhuận lớn cộng với việc vay nợ dài hạn chiểm tỷ trọng rất nhỏ. Qua hệ số này và các hệ số ở trên cũng có thể thấy rằng, Tổng công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn và không dựa nhiều vào nguồn đi vay dài hạn. Điều đó cũng cho thấy, Tổng công ty có khả năng huy động nguồn vốn ngắn hạn rất tốt, giúp tiết kiệm được nhiều về chi phí vốn.

Còn đối với Công ty Bình Điền, số tiền chi trả lãi vay là 192.519 triệu đồng trong khi tổng lợi nhuận trước thuế chỉ là 279.618 triệu đồng. Điều này có nghĩa là lợi nhuận trước thuế của Công ty Bình Điền chỉ gấp 1,45 lần lãi vay, như vậy khả năng trả lãi của Công ty này là khá khó khăn, nếu tình hình này tiếp tục tiếp diễn trong điều kiện lãi suất ngân hàng ngày càng cao như hiện nay.

Bảng 2.11: Khả năng thanh toán dài hạn

TỶ SỐ 2009 2010 2011 Cty Bình Điền

Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu 0,04 0,042 0,002 0,028

Tự tài trợ tài sản dài hạn 2,2 2,4 2,6 1,1

Qua số liệu tại Bảng 2.11, chúng ta có thể thấy, Tổng công ty và cả Công ty

Bình Điền đều có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu rất thấp (mức chấp nhận

được là <1). Điều này cho thấy, mức độ phụ thuộc vào các chủ nợ của cả 2

công ty dường như không có hay không đáng kể. Nhờ đó, các công ty này sẽ rất thụân lợi trong việc huy động vốn khi cần thiết, đồng thời, tránh được rủi ro lãi suất đối với khoản vay dài hạn trong điều kiện kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến thua lỗ.

Về khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn: Cùng với thời gian, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu của Tổng công ty ngày càng tốt hơn, thể hiện

qua con số: từ 2,2 lần vào năm 2009, 2,4 lần vào năm 2010 và 2,6 lần vào năm 2011, lớn hơn 2 lần so với của Công ty A (1,1). Điều này cho thấy khả năng tài chính của Tổng công ty ngày càng trở nên vững vàng hơn, dẫn đến mức độ rủi ro về tài chính sẽ giảm.

b) Hiệu quả sử dụng tài sản: Để hiểu được hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng

công ty trong các năm qua, ta cần phân tích các tỷ số sau: Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tài sản dài hạn và vòng quay tổng tài sản.

* Vòng quay hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, thời gian tồn kho bình quân.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Thời gian tồn kho bình quân = Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán bình quân ngày

Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra.

Bảng 2.12: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Công ty Bình Điền

Giá vốn hàng bán 4.644.816 4.236.094 5.191.254 5.005.771

Hàng tồn kho bình quân 840.281 620.301 915.863 1.145.619

Vòng quay hàng tồn kho 5,53 6,83 5,66 4,36

Thời gian tồn khobq (ngày) 65 52,7 63 82,4

Ghi chú: Hàng tồn kho bình quân hàn năm = hàng tồn kho đầu kỳ cộng hàng tồn kho cuối kỳ chia đôi

Biểu đồ2.5:Vòng quay hàng tồn kho của Tổng công ty và Công ty

Bình Điền ( Công ty A) năm 2011

Có thể dễ dàng nhận thấy, năm 2011, vòng quay hàng tồn kho nhỏ hơn năm 2010, do đó, đã làm tăng số ngày tồn kho bình quân lên 63 ngày. Đây là một dấu hiệu không tốt, chứng tỏ hàng hóa của Tổng công ty bị ứ đọng ngày một nhiều vào năm 2011, khả năng quay vòng vốn giảm sút. Hơn nữa, việc tăng thời gian tồn kho cũng sẽ làm phát sinh thêm các chi phí lưu kho và nhiều chi phí phụ khác, sẽ gây lãng phí và làm giảm lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, nếu so với Công ty Bình Điền , thì vòng quay hàng tồn kho của Tổng công ty vẫn có dấu hiệu khả quan hơn, với thời gian tồn kho bình quân của Tổng công ty chưa đầy 19,4 ngày.

*Vòng quuay khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

khoản phải thu Khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ Khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình

quân =

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày

Tình hình tại Tổng công ty như sau:

Bảng 2.13: Bảng phân tích tình hình vòng quay khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Công ty Bình

Điền

Doanh thu bán hàng và dịch vụ 6.673.931 6.648.640 9.278.861 5.373.831

Các khoản phải thu bình quân 764.531 220.656 357.148 1.120.874

Vòng quay khoản phải thu 8,7 30 25,9 4,8

Kỳ thu tiền bình quân 41,2 11,9 13,8 75

Ghi chú: Các khoản phải thu bình quân hàng năm = Các khoản phải thu đầu năm cộng các khoản phải thu hàng cuối năm chia đôi.

Biểu đồ 2.6: Vòng quay khoản phải thu của Tổng công ty trong 3 năm

Biểu đồ 2.7:Vòng quay khoản phải thu của Tổng công ty và Công ty Bình

Điền (Công ty A) năm 2011

Căn cứ vào Bảng 2.13 và các biểu đồ 2.6 và 2.7 trên, ta thấy tình hình luân chuyển khoản phải thu của Tổng công ty năm 2010 cao, cải thiện đáng kể so với năm 2009. Nhờ đó, kỳ thu tiền bình quân đã giảm từ 41,2 ngày xuống còn 11,9 ngày vào năm 2010 và kết quả là, Tổng công ty đã không bị ứ đọng vốn nhiều như năm 2009.

Năm 2011 tình hình quản lý các khoản phải thu của Tổng công ty vẫn hiệu quả hơn nhiều so với Công ty Bình Điền nhưng đã có chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên, mức giảm này cũng được đánh đổi bởi sự tăng vọt về doanh thu trong năm 2011 so với năm 2010.

*Vòng quay tài sản ngắn hạn và vòng quay tài sản dài hạn:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn ngắn hạn không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua chỉ tiêu:

Số vòng quay tài ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay tài ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.

Còn vốn dài hạn (tài sản dài hạn) là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá về tình hình sử dụng tài sản dài hạn ta dựa vào chỉ tiêu vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay Tổng tài sản:

Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài sản ngắn hạnbq

Vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài sản dài hạnbq

Bảng 2. 14: Bảng phân tích vòng quay tài sản ngăn hạn & tài sản dài hạn Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Công ty Bình Điền

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.673.931 6.648.640 9.278.861 5.373.831

Tài sản ngắn hạn bình quân 3.279.717 4.346.257 5.433.320 1.932.568

Tài sản dài hạn bình quân 2.492.063 2.538.623 2.923.540 415.376

Vòng quay TS ngắn hạn 2,03 1,53 1,7 2,8

Vòng quay TS dài hạn 2,7 2,62 3,2 12,9

Biểu đồ 2.8: Vòng quay TS ngắn hạn và TS dài hạn của Tổng công ty từ

Biểu đồ 2.9: Vòng quay Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của Tổng công

ty và Công ty Bình Điền (Công ty A) năm 2011

Ta thấy trong năm 2010, Tổng công ty tạo ra được 1,53 đồng doanh thu cho mỗi đồng tài sản ngắn hạn, thấp hơn so với năm 2009 là 0,5 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty năm 2010 không tốt bằng năm 2009. Đến năm 2011 tình hình đã được cải thiện hơn, song nhìn chung con số này vẫn thấp so với Công ty Bình Điền là 2,8 vào năm 2011.

Về vòng quay quay tài sản dài hạn: Năm 2011 là năm mà Tổng công ty có được 3,2 đồng doanh thu trên 1 đồng tài sản dài hạn, cao nhất trong 3 năm vừa qua. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Tổng công ty ngày càng tốt hơn, đây là dấu hiệu tích cực, tuy nhiên nếu so với Công ty Bình Điền, con số này vẫn còn rất thấp, bằng khoảng ¼ của Công ty Bình Điền.

*Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này đo lương hiệu quả sử dụng tài sản của công

ty nói chung bao gồm cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn, nhằm giúp cho nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của công ty và hiệu quả sử dụng tổng tài sản như thế nào.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng tài sảnbq

Bảng 2. 15: Bảng phân tích vòng quay tổng tài sản

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Công ty Bình Điền

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.673.931 6.648.640 9.278.861 5.373.831

Tổng tài sản bình quân 5.771.780 6.884.880 8.356.861 2.232.194

Vòng quay tổng tài sản 1,15 0,97 1,1 2,4

Biểu đồ 2. 11: Vòng quay tổng tài sản của Tổng công ty và Công ty Bình Điền (Công ty A) năm 2011

Số vòng quay tổng tài sản của Tổng công ty trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 biến động không nhiều, mỗi đồng tài sản Tổng công ty tạo ra được xấp xỉ 1 đồng doanh thu, con số này thấp khi so sánh với Công ty Bình Điền với mức có 2,4 đồng doanh thu trên 1 đồng tài sản.

c) Khả năng sinh lời:

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất này trả lời cho câu hỏi trong 100 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận và được tính theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tình hình tại Tổng công ty như sau:

Bảng 2.16: Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty qua các năm và công ty

Bình Điền năm 2011

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Công ty Bình Điền

Doanh thu thuần 6.630.061 6.618.784 9.226.534 5.345.602

Lợi nhuận sau thuế 1.351.286 1.706.870 3.140.614 68.290

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,20 0,26 0,34 0,013

Biểu đồ 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty và Công ty Bình

Điền (Công ty A) năm 2011

Như vậy, trong 3 năm 2009-2011, tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty không ngừng tăng lên, phản ánh hoạt động kinh doanh đang tiến triển rất tốt. Nhìn vào các con số, ta thấy việc 100 đồng doanh thu chỉ mang về cho Tổng công ty từ 20 đến 34 đồng lợi nhuận là một kết quả rất khả quan. So với nhiều công ty thì đây còn là một con số đáng mơ ước đặc biệt trong giai đoạn kinh tế trong nước đang gặp khó khăn như hiện nay.

* Hệ số sinh lời tổng tài sản (ROA)

Hệ số này sẽ cho biết khả năng sinh lời khi đầu tư vào tài sản của Công ty. Ở đây ta tính toán trên phương diện chung của Công ty nên sẽ tính toàn bộ tài sản mà không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. Hệ số được tính như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hình tài chính của Tổng công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 55)