Nhu cầu ứng dụng CNTT tại trƣờng CĐSP Hƣng Yên

Một phần của tài liệu Phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý đào tạo tại trường CĐSP Hưng Yên (Trang 42)

2.2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT của trƣờng CĐSP Hƣng Yên

Trường CĐSP Hưng Yên là trường chuyên đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở cho tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, Nhà trường xác định công tác dạy và học là công tác trọng tâm.

Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và các sở ngành có liên quan, trường CĐSP Hưng Yên vài năm gần đây đã được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất của trường nói chung và hạ tầng về CNTT nói riêng.

Để phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giáo viên và HSSV, Nhà trường trang bị 03 phòng máy với 150 máy tính và một phòng máy chuyên dụng. Các phòng máy đều được trang bị các máy tính có cấu hình cao và các thiết bị đi kèm hiện đại như máy chiếu, hệ thống loa, míc…. Đồng thời, các máy tính đều được nối mạng

Internet, cài các phần mềm hỗ trợ nhằm giúp giáo viên và HSSV có thể nghiên cứu,

giảng dạy, học tập và tìm tài liệu nhanh chóng và chính xác. Mỗi phòng máy đều có cán bộ kỹ thuật quản lý, tư vấn, bảo trì và mở cửa từ 07h đến 20h các ngày làm việc trong tuần. Các phòng máy này phục vụ những giờ thực hành, các tiết dạy theo phương pháp mới, bài giảng cần sự trợ giúp của CNTT để mô phỏng, làm cho bài giảng thêm trực quan sinh động. Phòng máy cũng là nơi để cán bộ, giáo viên và HSSV trong trường tự học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu trên Internet. Cùng với phòng máy hiện đại là một thư viện điện tử luôn được cập nhật những đầu sách mới, được kết nối với các thư viện điện tử của các trường khác.

Không chỉ có vậy, tất cả các khoa, tổ trong trường đều được trang bị đầy đủ máy tính, các máy đều được nối mạng LAN, mạng Internet và được cài đặt các phần mềm

chuyên dụng hỗ trợcho việc quản lý và công tác chuyên môn. Đồng thời, Nhà trường

còn bỏ ra một khoản kinh phí lớn để trang bị hệ thống máy chiếu hiện đại cho các khoa, tổ chuyên môn nhằm tin học hoá giảng dạy. Do đó, hầu như các giảng viên, giáo viên ở các khoa, tổ đều đã và đang học tập, nghiên cứu và xây dựng giáo án điện tử và sử dụng giáo án điện tử ở các bộ môn mình giảng dạy kết hợp với những phần mềm chuyên dụng để làm cho bài giảngg ngày càng hấp dẫn và có sự sáng tạo cao. Cùng với việc trang bị hệ thống thiết bị công nghệ thì Nhà trường còn tổ chức những đợt bổ túc tin học cho giáo viên toàn trường nhằm trang bị cho giáo viên các kiến thức, kĩ năng và mở rộng, nâng cao trình độ tin học của đội ngũ giảng viên Nhà trường. Chính vì thế mà mấy năm gần đây việc dạy và học của trường đã có những khởi sắc với xu hướng tin học hoá rất nhanh và chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao tạo ra hứng thú học tập cho HSSV.

Tất cả các phòng ban đều được trang bị hệ thống máy vi tính, máy in, các thiết bị điện tử và phần mềm chuyên dụng liên quan đến chức năng đặc thù của từng phòng ban. Chẳng hạn như phòng Kế hoạch – Tài chính đã được Nhà trường trang bị cho

phần mềm kế toán chuyên dụng. Hay phòng tổ chức và công tác Tổ chức được trang bị phần mềm quản lí nhân sự…

Đặc biệt, cùng với xu hướng tin học hoá học đường của cả nước và đổi mới phương pháp, hình thức thi cử lấy trắc nghiệm làm hình thức thi chủ yếu thì năm 2008 trường CĐSP Hưng Yên đã đầu tư hơn 50 triệu đồng để trang bị hệ thống máy và phần mềm chấm thi trắc nghiệm giao cho phòng đào tạo quản lí và sử dụng. Bên cạnh đó, phòng Đào tạo còn được Nhà trường quan tâm giao cho nhiệm vụ hợp tác với Viện Toán học - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam để xây dựng phần mềm quản lí đào tạo chuyên dụng cho phòng nhằm tin học hoá công tác quản lí đào tạo.

Hoạt động trọng tâm của mỗi trường học là hoạt động dạy và học. Công tác quản lý đào tạo bao gồm lên kế hoạch, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học. Sau khi nghiên cứu quy trình quản lý đào tạo tại trường CĐSP Hưng Yên, tác giả đưa sơ đồ luồng dữ liệu phản ánh hoạt động quản lý đào tạo của trường CĐSP Hưng Yên như Hình 2.9 (a,b,c). Phòng Đào tạo có vai trò trung tâm trong hoạt động quả lý đào tạo của Nhà trường.

Hàng năm, kết thúc công tác tuyển sinh, phòng Đào tạo tập hợp và báo cáo kết quả tuyển lên Ban Giám hiệu Nhà trường và gửi cho các khoa tổ chuyên môn liên quan danh sách thí sinh trúng và nhập học của từng ngành học.

Đối với việc tổ chức thi, đánh giá chất lượng sinh viên, phòng Đào tạo lên lịch thi và tổ chức thi các môn chung (các môn học được tất cả sinh viên học). Khi có kết quả đánh giá, phòng Đào tạo gửi kết quả đó cho các khoa tổ chuyên môn trong trường. Các khoa tổ chức thi và đánh giá chất lượng các môn riêng và gửi kết quả đánh giá lên phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo tổng hợp các kết quả đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá với Ban Giám hiệu và gửi kết quả đánh giá cho các khoa tổ chuyên môn trong trường.

(c)

Hình 2.9 Sơ đồ luồng dữ liệu đào tạo trường CĐSP Hưng Yên

Ngoài ra, Nhà trường còn đầu tư kinh phí và nhân lực để xây dựng và duy trì hoạt động trang Web của trường. Đây là kênh trao đổi thông tin nhanh tróng và thuận tiện giữa lãnh đạo trường, giáo viên với HSSV, giữa Nhà trường với các cơ quan đoàn

thể và xã hội. Đồng thời nhằm quảng bá hình ảnh của trường và là nơi cung cấp cho HSSV những thông tin hữu ích và cập nhật nhất về hoạt động mọi mặt của trường.

Hình 2.10 Trang Web của trường CĐSP Hưng Yên địa chỉ: http://cdsphy.edu.vn

2.2.2. Thực trạng nhu cầu phân tích dữ liệu đào tạo tại trƣờng CĐSP Hƣng Yên

Từ thực trạng ứng dụng CNTT của trường CĐSP Hưng Yên cho thấy trường có nhu cầu rất lớn về việc ứng dụng này. Đặc biệt trong đó nhu cầu ứng dụng CNTT để phân tích dữ liệu đào tạo của trường nhằm giúp cho hoạt động này ngày một khoa học và hiệu quả hơn hiện thời rất cấp thiết.

Nhằm không ngừng đưa Nhà trường phát triển thì lãnh đạo trường luôn mong muốn cải thiện và nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh giữa các trường trong việc thu hút người học cũng ngày càng gay gắt. Điều đó khiến Nhà trường hết sức quan tâm đến việc phân tích dữ liệu tuyển sinh và dữ liệu đào tạo để tìm ra những tồn tại cũng như định hướng, những biện pháp để nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Thực tế những năm gần đây, công tác tuyển sinh và công tác đào tạo của trường CĐSP Hưng Yên có rất nhiều vấn đề nảy sinh và tồn tại. Mấy năm gần đây chất lượng đầu vào của trường không ổn định, có năm cao, năm thấp và việc thu hút các thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào học của trường rất hạn chế. Đồng thời việc đăng ký thi vào các mã ngành của trường cũng không đồng đều, một số ngành sư phạm đặc thù vẫn còn có sức hút đối với thí sinh nhưng các ngành mới ngoài sư phạm thì có rất ít thí sinh đăng ký dự tuyển. Đây là một khó khăn rất lớn Trường CĐSP Hưng Yên cần phải vượt qua để trở thành một trường đào tạo đa ngành và phấn đấu lên đại học trong tương lai gần. Mỗi năm, việc tuyển sinh được các mã ngành khác nhau với chất lượng cũng không đồng đều. Công tác thi cử cũng còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Hơn nữa công tác tổ chức và quản lý của trường cũng còn chồng chéo và nhiều vướng mắc, hạn chế. Chẳng hạn như các chuyên viên có trình độ chuyên môn và

nghiệp vụ cho công tác này còn ít, nguồn nhân lực của phòng Đào tạo lại hay thay đổi, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo chỉ mới khởi đầu. Vì vậy cũng rất cần có sự cải tổ một cách chuyên nghiệp trong hoạt động này.

Từ thực tế tuyển sinh và tổ chức quản lý đào tạo đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Việc trả lời những câu hỏi sau sẽ góp phần làm cho các công tác này ngày một hoàn thiện và hiệu quả hơn:

Liệu điểm thi đầu vào có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hay không và ảnh hưởng như thế nào? Mỗi đợt tuyển sinh có chất lượng khác nhau và đồng nghĩa với điều đó thì chất lượng đầu vào có năm thấp năm cao hay không? Nhưng liệu kết quả học tập của sinh viên các khoá học đó có chất lượng tương đồng hay là trái ngược? Các sinh viên có điểm thi đầu vào theo các khối khác nhau với điểm thi ở mức độ khác nhau khi vào trường học tập như thế nào và kết quả học tập ra sao? Các thí sinh thi đỗ năm đầu thì học có tốt hơn các thí sinh thi đỗ năm thứ 2,3…hay không và kết quả học tập của các thí sinh này thế nào?

Các sinh viên ở các khu vực đối tượng dự thi khác nhau thì kết quả thi tuyển sinh và học tập có khác nhau hay không và khác nhau như thế nào? Cùng với điều đó thì việc họ ở cùng gia đình hay ở trọ, hoặc ở kí túc xá thì có ảnh hưởng đến học tập hay không? Thêm vào đó, các chính sách ưu tiên do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành cho các đối tượng khác nhau với các mức ưu tiên khác nhau có ảnh hưởng đến kết quả thi đầu vào, kết quả học tập của sinh viên hay không?

Đặc biệt, trong mối quan hệ giữa công tác tuyển sinh và công tác đào tạo cần quan tâm đến một số mặt sau:

 Quan hệ giữa điểm thi đầu vào và kết quả học tập theo các ngành của sinh

viên ra sao?

 Quan hệ giữa giới tính, thi đỗ năm đầu hay các năm sau, điểm thi đầu vào

với kết quả học tập như thế nào? Không chỉ có vậy, thái độ học tập giữa các khối kiến thức của sinh viên có khác nhau không?

 Quan hệ giữa giới tính với kết quả học tập? Giới tính có ảnh hướng như thế

nào đến kết quả học tập? Có phải ngành sư phạm phù hợp với nữ hơn với nam? Sinh viên nam sau này có thể là các hạt nhân trong ngành giáo dục không?

Nhằm trả lời cho những câu hỏi trên thì việc phân tích kết quả tuyển sinh và kết quả học tập là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế Nhà trường chưa có một cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn nào để giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, dữ liệu đào tạo thì chưa tập trung, cồng kềnh và chưa được sắp xếp khoa học. Thêm vào đó cơ sở thiết bị kỹ thuật của trường chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc cũng như đòi hỏi của xã hội,

các phần mềm chuyên dụng được trang bị còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phân tích này.

Với luận văn này, lần đầu tiên tác giả nghiên cứu và tìm ra cơ sở lý thuyết cũng như xây dựng công cụ để để phân tích dữ liệu đào tạo của trường CĐSP Hưng Yên. Đây chính là hệ thống lý luận về phân tích dữ liệu và đặc biệt là hai thuật toán Apriori

và FP - growth để xây dựng công cụ tìm luật kết hợp giữa kết quả tuyển sinh và kết

quả học tập của sinh viên trường CĐSP Hưng Yên nhằm đưa ra một số đề xuất đối với công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo của trường ngày một tốt hơn. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kỹ thuật nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích và tìm hiểu mối quan hệ giữa kết quả tuyển sinh và kết quả học tập của sinh viên để đưa ra các đề xuất cho công tác tuyển sinh và công quản lí đào tạo của trường sao cho có hiệu quả cao nhất.

Chƣơng 3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG CĐSP HƢNG YÊN

Giới thiệu về dữ liệu đào tạo, thể hiện dữ liệu đào tạo, chuẩn hoá và rời rạc hoá dữ liệu đào tạo, cài đặt chương trình tìm luật kết hợp giữa kết quả tuyển sinh và kết quả học tập của HSSV, kết quả khi chạy chương trình và phân tích kết quả

3.1. Dữ liệu đào tạo

Trong phạm vi luận văn này, tác giả phân tích dữ liệu liên quan đến sinh viên niên khóa 2004 – 2007 tại trường CĐSP Hưng Yên, từ quả tuyển sinh đến kết quả học tập rèn luyện.

3.1.1. Kết quả tuyển sinh

Kết quả tuyển sinh gồm hồ sơ dự thi, kết quả thi của thí sinh (hồ sơ thí sinh dự tuyển) vào trường. Những thông tin ánh hưởng đến việc thí sinh trúng tuyển như ngành dự thi, khu vự dự thi, đối tượng dự thi và điểm thi các môn…

Để hỗ trợ cho công tác tuyển sinh, trường CĐSP Hưng Yên sử dụng phần mềm

tuyển sinh do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát hành. Phần mềm tuyển sinh sử dụng CSDL Visual Foxpro. Với sự trợ giúp của phần mềm tuyển sinh việc chọn ra các thí sinh trúng tuyển từ kết quả tuyển sinh rất nhanh chóng và thuận tiện. Căn cứ vào kết quả tuyển sinh, Nhà trường chọn được những thí sinh trúng tuyển theo từng ngành dựa trên tổng điểm, khu vực dự thi (dự tuyển) và đối tượng ưu tiên của thí sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.

Bảng 3.1 Kết quả tuyển sinh niên khoá 2004 – 2007 lưu trong CSDL Visual Foxpro

3.1.2. Kết quả học tập của sinh viên

Kết quả học tập của sinh viên là điểm tổng kết các môn học. Trường CĐSP Hưng Yên có nhiều ngành học, tuỳ theo từng ngành học mà có các môn học thuộc các khối kiến thức như Đại cương chung, Đại cương cơ bản, Đại cương tự chọn, Sư phạm,

Chuyên môn. Ngoài những môn học chung bắt buộc như Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí minh, Tâm lý học đại cương…, đối với mỗi chuyên ngành đều có các môn học riêng đặc thù [9].

Hiện tại, trường CĐSP Hưng Yên sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tổng hợp và quản lý điểm, kết quả học tập của sinh viên như bảng sau.

Bảng 3.2 Kết quả học tập của sinh viên niên khoá 2004 – 2007 lưu trong bảng tính Excel

3.2. Thể hiện dữ liệu đào tạo

Tuỳ theo từng công việc, mục đích mà việc thể hiện dữ liệu ở các mức chi tiết hay tổng quát khác nhau hay có các góc nhìn khác nhau về dữ liệu... Có rất nhiều công cụ đáp ứng được việc thể hiện dữ liệu đó như OLAP trong SQL Server, Matlap, Microsoft Office Excel…

Dữ liệu đào tạo ở trường CĐSP Hưng Yên bao gồm dữ liệu về kết tuyển sinh và kết quả học tập của HSSV, số lượng dữ liệu cho một khoá học không phải quá lớn. Dữ liệu đào tạo đã được chuyển sang phần mềm Microsoft Office Excel vì vậy tác giả sử dụng ngay một số tính năng của Microsoft Office Excel để thể hiện dữ liệu đào tạo. Để biết được các thông tin về sinh viên như thông tin các nhân, điểm tổng kết các môn học, học kỳ, năm học, toàn khoá, danh sách sinh viên phải thi lại, học lại, phải ngừng học, bị đuổi học, danh sách sinh viên được học bổng … Có thể sử dụng tính năng quản lý cửa sổ như chia cửa sổ (Split), đóng băng dòng, cột (Freeze) kết hợp với thanh cuộn ngang dọc để duyệt bảng tính một cách dễ dàng. Nếu muốn lọc dữ liệu theo một điều kiện nào đó chúng ta có thể sử dụng tính năng lọc dữ liệu (Filter)…

Hình 3.1 Một số tính năng duyệt, lọc dữ liệu trong Microsoft Office Excel

Một phần của tài liệu Phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý đào tạo tại trường CĐSP Hưng Yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)