Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4 (Trang 45)

Hiện nay trong xu thế hội nhập thế giới, Nhà nước ta đã sửa đổi nhiều văn bản pháp luật nhằm phù hợp với thực tiễn và gần với quy định quốc tế. Những văn bản pháp luật ra đời sau đã bổ sung được nhiều thiếu sót của những văn bản ra đời trước đó, có thể nói pháp luật đấu thầu nói chung và pháp luật đấu thầu xây lắp cho đến nay đã tương đối hoàn thiện tuy nhiên trong quá trình Nhà nước quản lý và thực thi pháp luật đấu thầu cũng thấy còn một số hạn chế, đó là điều không thể tránh khỏi bởi một hệ thống văn bản pháp luật chỉ phát huy được tác dụng của nó khi nó được thực hiện và chấp hành đầy đủ, bên cạnh đó công tác quản lý chung trong lĩnh vực đấu thầu cũng cần phải nâng cao đảm bảo việc thực thi đạt hiệu quả. Qua quá trình nghiên cứu pháp luật đấu thầu xây lắp, tôi nhận thấy pháp luật đấu thầu xây lắp cần phải chú trọng sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp luật đấu thầu và xây dựng

để thống nhất giữa một số quy định. Để nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu một trong những giải pháp hàng đầu là cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu. Việc đã và sẽ ban hành hàng loạt các mẫu hồ sơ mời thầu; sử dụng các công cụ thông tin hiện đại phục vụ quản lý Nhà nước về đấu thầu; sửa đổi các quy định về đấu thầu sát với thực tế... sẽ là những giải pháp hữu hiệu để các nhà quản lý, nhà thầu và các bên liên quan yên tâm hơn trong thực thi các chính sách, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tốc độ Mặc dù hiện nay có xu hướng thương lượng giá dự thầu sau, tuy nhiên giá cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xét thầu. Do đó cần phải có quy định cụ thể và thống nhất giữa Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng về hình thức lựa chọn Nhà thầu, và quy định trong một văn bản cụ thể.

Thứ hai, cần rút ngắn thủ tục đấu thầu: Do thủ tục đấu thầu rườm rà khiến các dự án

khó có thể thực hiện nhanh nên các chủ đầu tư không “hào hứng” cho lắm trong việc lựa chọn nhà thầu, và trong các hình thức lực chọn nhà thầu thì các chủ đầu tư thích chỉ định thầu để việc tiến hành dự án được nhanh chóng hơn, có khi trình lên trình xuống nhiều lần mà vẫn không lựa chọn được nhà thầu tốt nhất. Thực tế cho thấy trong đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng, hình thức đấu thầu rộng rãi chiếm tỷ lệ ít, hình thức chỉ định thầu là nhiều nhất, sau đến là đấu thầu hạn chế. Nhiều trường hợp các chủ đầu tư “lách luật” để không phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, ví dụ đưa yêu cầu tối thiểu về năng lực và kinh ngiệm quá cao để hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Do đó cần rút ngắn thủ tục đầu thầu để hạn chế tình trạng trên.

Thứ ba, nên thu hẹp qui định nhà thầu tham gia đấu thầu phải “không cùng phụ thuộc

vào một cơ quan quản lý” vì các doanh nghiệp nhà nước đều được các Bộ quản lý (dù có cổ phần hóa thì vẫn còn doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên 50% vẫn chiếm đa số), thực chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy việc giải thích hướng dẫn vấn đề này trong Nghị định về đấu thầu cần được làm rõ. Đặc biệt cần làm rõ nội dung chống khép kín trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước

Thứ tư, cần quy định chặt chẽ hơn chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm

pháp luật đấu thầu. Trong xây dựng, hiện tượng mua bán thầu rất phổ biến. Nhiều nhà thầu sau khi trúng thầu đã giao toàn bộ công việc thi công cho nhà thầu khác với mức giá cao hơn. Đây còn gọi là hành vi nhượng thầu, vi phạm quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Tình trạng này xảy ra nhiều trong các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nhà thầu chính là nhà thầu của nước ngoài hoặc liên danh giữa nhà thầu trong nước và nước ngoài, sau khi trúng thầu, họ thường giao toàn bộ công việc thi công cho nhà thầu trong nước và hưởng 10% - 15% tổng giá trị gói thầu trong khi không phải bỏ vốn, thiết bị ra để thi công. Do đó cần phải có quy định chặt chẽ hơn và quy định chế tài nặng đối với những trường hợp mua bán, dàn xếp thầu. Để hạn chế tình trạng đó lu ật cần quy kết trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân liên quan đến quy hoạch; đặt ra mức giá sàn chuẩn cho từng loại công trình; giảm các gói thầu chỉ định, tăng đấu thầu công khai và quan trọng hơn là cần phải tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng. Cần quy định thật chặt các điều kiện đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, đồng th ời quy định các chế tài nghiêm khắc xử lý trường hợp cố tình thực hiện khi không có đủ điều kiện để lợi dụng. Các quy định này phải gắn chặt với trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư, bên mời thầu và các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Thứ năm, cần chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cho các cán bộ tham gia hoạt

động .Theo quy định mới, từ 1-1-2008 thực hiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng về cấp huyện, những dự án có giá trị dưới 5 tỷ đồng sẽ được phân cấp về huyện, do cấp huyện quyết định trong quá trình đầu tư, công tác đấu thầu sẽ không phải trình qua cấp tỉnh nữa, nếu không tăng cường tuyên truy ền, tập huấn Luật Đấu thầu, nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu cho các bên liên quan trong đấu thầu thì các chủ đầu tư sẽ rất lúng túng, có khi dẫn đến sai phạm.

3.2.2. Kiến nghị về việc thực thi pháp luật về đấu thầu xây lắp

Trong thời gian thực tập tại công ty, được tiếp cận với nhiều vấn đề liên quan đến vụ đấu thầu trên, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn việc thực thi pháp luật về đấu thầu tại công ty sông đà 4 nói riêng và các doanh nghiệp xây dựng nói chung:

Thứ nhất, các cơ quan có chức năng cần rút kinh nghiệm, trong quá trình đấu thầu

cần xem xét thật kỹ năng lực của nhà thầu, với những nhà thầu liên danh thì cần phải kiểm tra thỏa thuận liên danh giữa các thành viên, trong đó phải ghi rõ trách nhiệm của các bên, nếu không có thì ph ải y êu cầu các bên cam kết thực hiện đối với nghĩa vụ thực hiện gói thầu đó.

Thứ hai, bên cạnh đó công tác nâng cao trình độ chuy ên môn về đấu thầu của cán bộ

cần phải quan tâm hơn. Thực trạng này tồn tại là từ trước đến nay, mặc dù đã được khắc phục nhiều nhưng không phải là đã khắc phục được hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4 (Trang 45)