Những đòi hỏi về nguồn lực con người trong quá trính côngnghiệp

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nho giáo đến phát triể nguồn nhân lực việt nam (Trang 86)

hóa - hiện đại hóa

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tự bản thân nó đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn lực con người với những năng lực và phẩm chất cần thiết, thích ứng với bối cảnh hiện nay. Đó là thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, thời kỳ cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, là thời kỳ công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, với xu thế trí tuệ hóa lao động, là thời kỳ mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế, hội nhập quốc tế. Thời kỳ hiện nay cũng là thời kỳ phát triển con người công nghệ - nhân văn, đi đôi với xu thế dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, đặc biệt là kết hợp khai thác các giá trị truyền thống và hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong điều kiện mới với những đặc điểm như vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta giờ đây đòi hỏi người lao động phải có những năng lực và phẩm chất nhất định, khác với thời kỳ trước.

Trước hết người lao động Việt Nam phải có lòng yêu nước thiết tha, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần tự cường dân tộc, có lòng tự trọng dân tộc cao, quyết chí đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu khác”. Lòng yêu nước đó phải thấm sâu vào con tim, khối óc và phải được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động, việc làm cụ thể chứ không trừu tượng, mơ hồ. Lòng yêu nước là phẩm chất quý báu, hết sức cần thiết của người lao động Việt Nam cũng như của nhân dân lao động các nước trên thế giới, bởi nếu không có những công dân yêu nước, có lòng tự trọng tự tôn, tự cường dân tộc, có sự hợp tác, đoàn kết dân tộc... thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khó mà gặt hái được thành công. Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở châu Á rất coi trọng việc giáo dục đạo lý văn hóa,

trách nhiệm công dân, ý thức dân tộc và truyền thống; có thể nói đó là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của họ.

Tinh thần yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc xâm lược của con người Việt Nam biểu hiện trước hết ở tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh, “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” để giành lấy độc lập tự do cho Tổ quốc. Còn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, tinh thần yêu nước Việt Nam bên cạnh những giá trị truyền thống còn biểu hiện ở những nội dung mới. Đó là sự dũng cảm vượt qua được bản thân, trước hết là vượt qua những tính toán vị kỷ, đầu óc hẹp hòi, trì trệ, bảo thủ, yếu kém về trí tuệ, không chịu học hỏi, không chịu đổi mới. Đó là thái độ không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, dám nghĩ, dám làm, dám hội nhập quốc tế. Đó là tinh thần hợp tác, cố kết cộng đồng chặt chẽ trong hoạt đông khoa học và thực tiễn, vì trong điều kiện ngày nay, lao động của mỗi người dù tài giỏi cũng rất khó thành công nếu thiếu sự hợp tác với những người khác. Là tinh thần sáng tạo, táo bạo trong tư duy, hăng say học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết, chỉnh độ chuyên môn, nỗ lực tiến quân vào khoa học – công nghệ vì sự phát triển của đất nước; là tinh thần lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo và có hiệu quả cao, quyết chí làm giàu cho bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Tinh thần yêu nước ngày nay còn biểu hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trước những cám dỗ đời thường, trước lối sống phương Tây xa lạ không phù hợp với điều kiện Việt Nam; ở phẩm chất đạo đức trong sáng với lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng đạo lý…

Nói một cách khái quát, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc trong thời kỳ kháng chiến phải được chuyển sang thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước với quan niệm và ý thức coi nghèo nàn, lạc hậu cũng là nỗi nhục không kém gì nỗi nhục mất nước, ý thức đó phải được thấm nhuần vào từng người và toàn dân tộc để trở thành sức mạnh tinh thần to lớn, một động lực nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, động lực cho sự cố gắng, kiên trì vượt khó, vươn lên sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế

giới. Nghĩa là lòng yêu nước và ý thức dân tộc phải được kế thừa và phát huy với những nội dung mới, biểu hiện mới.

Tuy nhiên, rõ ràng là nếu chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, lòng yêu nước thiết tha thôi thì vẫn hoàn toàn chưa đủ. Có tất cả những phẩm chất đó mà thiếu tri thức, thiếu kiến thức khoa học, thiếu trí tuệ thì cũng chẳng làm được việc gì có ích cho đời. Tri thức, trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi con người, bởi vì “tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ”, tức là phải thông qua trí tuệ. Sự yếu kém về trí tuệ sẽ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại cách mạng khoa học, công nghệ đòi hỏi khá cao về phẩm chất trí tuệ ở người lao động – một phẩm chất được coi là quan trọng nhất hiện nay. Người lao động phải có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu của khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, có năng lực thu thập và xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin, có sự nhạy bén, thích nghi nhanh và thực sự làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại chứ không như những người máy đơn thuần. Nếu như ngày trước ông cha ta đã khẳng định “một nghề cho chín, hơn chín mười nghề” thì sinh thời Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi người lao động ở chức trách nào cũng phải tinh thông nghiệp vụ của mình: người đầu bếp thì phải nấu ăn ngon, thầy thuốc thì phải giỏi trị bệnh cứu người, công nhân phải giỏi ngành nghề, giám đốc phải giỏi kinh doanh và quản lý…Câu nói đó càng trở nên thấm thía trong đièu kiện hiện nay, khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng đi vào chiều sâu thì càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa cao của đội ngũ lao động nhằm đạt được năng suất lao động xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao gấp nhiều lần so với hiện nay.

Tóm lại quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện ngày nay đòi hỏi người lao động phải có năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi nhanh và kỹ năng lao động giỏi, đó là những yêu cầu chung. Tuy nhiên các thành phần lao động khác nhau thì mức độ yêu cầu chuyên sâu của mỗi loại năng lực cũng khác nhau. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hướng chuyên sâu.

Lực lượng trụ cột của đội ngũ lao động là đội ngũ công nhân mà trước hết là công nhân lành nghề, tức là đội ngũ những người lao động trực tiếp sản xuất hàng hóa (cả hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp), cung ứng dịch vụ đạt chất lượng theo chuẩn mực quốc tế để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước lẫn người tiêu dùng quốc tế. Muốn vậy, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ được công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sản xuất trực tiếp, người công nhân lao động không những sử dụng các công cụ lao động hiện có mà còn có thể sáng chế ra những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất.

Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức, với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, quản lý kinh tế-xã hội, văn hóa- nghệ thuật… Họ phải thành thạo chuyên môn, nghề nghiệp, có khả năng tiếp thu có chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học- công nghệ hiện đại, những tinh hoa của văn hóa, văn minh thế giới, những di sản văn hóa dân tộc và văn hóa phương Đông vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời họ phải có năng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như thực hành, nhằm giải quyết cả những vẫn đề trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Đội ngũ trí thức phải thực hiện có hiệu quả các chức năng: nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng, thi hành, phát triển, sáng tạo, tham mưu, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện...

Điều có tầm quan trọng rất lớn là hình thành cho được đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao trong từng lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau. Có thể nói đây là lực lượng xung kích trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện việc ứng dụng có kết quả vào điều kiện nước ta, là hạt nhân trong việc đưa lĩnh vực kinh tế - xã hội nơi họ lao động đi vào công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Có nghĩ là họ có thể thực hiện được việc dẫn dắt, hướng đạo cho những bộ phận có năng lực và trình độ thấp hơn đi lên, bắt kịp dòng chảy chung của thời đại, không bị tụt hâu.

Đặc biệt quan trọng là bộ phận nhân tài trong đội ngũ lao động. Bộ phận này là hạt nhân của đội ngũ nhân lực trình độ cao, có năng lực khai phá những

con đường mới mẻ trong nghiên cứu khoa học, đạt được những thành tựu mới có ý nghĩa thực tiễn phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ này có số lượng không nhất thiết phải đông nhưng phải thực sự là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ của dân tộc. Họ chính là các hiền tài, là nguyên khí của quốc gia, "nguyên khí thịnh thì nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu rồi xuống thấp". Bởi chính đội ngũ này là đội ngũ "nhân lực tinh hoa" có nhiệm vụ chủ trì những hướng, những ngành, những lĩnh vực khoa học - công nghệ quan trọng, then chốt của đất nước, đưa những hướng, ngành, lĩnh vực đó phát triển, rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu so với các nước tiên tiến. Cũng chính từ đội ngũ này mà đạo tạo, bồi dưỡng, thu hút các tài năng khoa học trẻ, tạo nên một hệ thống đồng bộ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giỏi, bao gồm những cán bộ có năng lực nghiên cứu, thiét kế giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một yêu cầu cầu thiết yếu khác nữa với người lao động đó là sức khỏe, thể lực. Sức khỏe là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động ở mọi thời đại lịch sử, mọi quốc gia khác nhau, song ở từng thời đại, từng quốc gia khác nhau có những yêu cầu với mức độ, nội dung khác nhau. Còn nói chung, sức khỏe được hiểu một cách toàn diện không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật mà còn là sự thoải mái, hoàn thiện về cả thể chất, tâm thần và xã hội. Mọi người lao động dù lao động cơ bắp đơn thuần hay lao động trí óc đều trước cần có sức khỏe như cách hiểu trên. Tuy nhiên, trước hết người lao động phải có sức khỏe cơ thể với tư cách là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện thiết yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Đồng thời người lao động cũng phải có sức khỏe tâm thần, đó là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, và đó cũng là cơ sở của khả năng vận động trí lực, sức mạnh của niềm tin, ý chí và sức sáng tạo.

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, quá trình công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa thì hàm luợng trí tuệ, chất xám trong sản phẩm lao động chiếm tỷ trọng rất lớn, do vậy mà trong cuộc cạnh tranh quyết liệt

ngày nay vai trò quyết định thuộc về lao động trí tuệ và năng lực sáng tạo của đội ngũ lao động. Vì vậy mà càng có yêu cầu cao về sức khỏe tâm thần, muốn lao động trí tuệ có hiệu quả, muốn thúc đẩy năng lực sáng tạo thì người lao động phải có sức khỏe tâm thần tốt. Để có được sức khỏe tâm thần tốt thì họ một mặt phải có sức khỏe cơ thể tốt, nếu người không khỏe mạnh thì sẽ hạn chế đáng kể sự phát triển trí lực - yếu tốt quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người. Măt khác họ phải phải được giáo dục và đào tạo kỹ lưỡng, được sống trong một môi trường xã hội thuận lợi, có văn hóa, dân chủ, bình đẳng... Tóm lại là đảm bảo sự hoàn thiện về thể chất và tâm thần cho con người thì cũng đòi hỏi phải có môi trường tự nhiên, môi trường tình cảm và môi trường xã hội lạnh mạnh.

Nền sản xuất công nghiệp cũng đòi hỏi người lao động có một văn hóa lao động công nghiệp, đó là cần có các phẩm chất cần thiết như: có tính kỷ luật và tự giác, tác phong lao động khẩn trương, chính xác; có tinh thần tiết kiệm vật liệu và thời gian lao động, có trách nhiệm với máy móc phương tiện sử dụng... và đặc biệt quan trọng là có tinh thần trách nhiệm với sản phẩm làm ra. Trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế theo cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, người sản xuất chỉ biết sản xuất theo kế hoạch, theo chỉ lệnh từ trên xuống, không quan tâm đến sản phẩm do họ sản xuất ra được người tiêu dùng tiếp nhận như thế nào, nói tóm lại người sản xuất áp đặt nhu cầu cho người tiêu dùng. Giờ đây với sự phát triển kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường đòi hỏi phải thay đổi kiểu quan hệ đó, tức là người tiêu dùng chứ không phải người sản xuất, quy định mặt hàng và chất lượng hàng hóa, còn người sản xuất phải đáp ứng nhu cầu đó. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, việc sản xuất hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý cũng đáp ứng lợi ích của chính người sản xuất. Do vậy, có thể nói một trong những phẩm chất quan trọng nhất của văn hóa lao động công nghiệp là tinh thần trách nhiệm cao đối với chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.

Tuy nhiên, cũng chính trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực của lợi nhuận, của động cơ kiếm tiền bằng mọi cách đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới làm ảnh hưởng tới nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh

mà chúng ta đang hướng tới. Đó là nạn làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lừa dối người tiêu dùng; các sản phẩm có uy tín bị làm giả đến mức độ tinh vi đến độ người tiêu dùng và nhà chức trách khó lòng phát hiện ngay. Tình trạng lẫn lộn thật giả, đen trắng trong nền kinh tế ngày một gia tăng tác động hết sức xấu sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nếu chưa chấm dứt được nạn làm hàng giả thì chưa thể nói đến một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cũng do vậy mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng đòi hỏi người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế phải có văn hóa lao động, vì chỉ có như vậy mới đáp ứng được lợi ích lâu dài của họ với tư cách người

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nho giáo đến phát triể nguồn nhân lực việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)