Ảnh hưởng của Nho giáo đến quan điểm giáo dục đào tạo con người

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nho giáo đến phát triể nguồn nhân lực việt nam (Trang 66)

2.2.1. Mục đích, nguyên tắc, nội dung và phương pháp giáo dục của Nho giáo

2.2.1.1. Mục đích giáo dục

Đạo của Khổng Tử là đạo "nhân" vì vậy mục đích giáo dục mà ông đề ra cũng chính là hoàn thành mục tiêu của "nhân". Tuy nhiên với Khổng Tử thì "nhân" bao giờ cũng gắn liền với "lễ", vì người có nhân thì không bao giờ trái lễ, và khi những qui định về lễ được thi hành nghiêm chỉnh thì đó là một điều kiện quan trọng để con người đạt đến đức nhân. Triết học giáo dục của Khổng Tử là sự nối tiếp của triết học đạo đức và triết học chính trị,đồng thời mục đích của đạo đức và của chính trị cũng tức là mục đích của giáo dục. Mục đích giáo dục của Khổng Tử nói riêng và của Nho giáo nói chung có thể tạm phân chia thành các mục đích sau:

Một là cầu đạo. Khái niệm đạo là khái niệm chỉ bản thể luận và qui luật

của trời đất và vạn vật, trong đó có con người, khái niệm đạo trong tư tưởng Khổng Mạnh trước hết và chủ yếu chỉ là đạo làm người và đạo trị nước.

Khổng Tử nói: "Kẻ sĩ để chí vào đạo lý" là có ý khuyên kẻ sĩ lấy việc tu thân và thực hiện lý tưởng chính trị làm mục tiêu phấn đấu. Khổng Tử rất coi trọng đạo lý và đặt vấn đề bàn tính về đạo lý lên trên sinh hoạt ăn uống thường ngày, ông nói: "Người quân tử bàn tính việc đạo lý, chẳng mưu toan việc ăn uống". Hơn nữa, đối với Khổng Tử, việc cầu đạo quan trọng đến nỗi "sáng nghe đạo, tối chết cũng cam lòng".

Đạo có vai trò quan trọng như vậy nên việc học tập của người quân tử và sự nghiệp của họ phải lấy việc học đạo làm nôi dung chủ yếu. Vì thế Tử Hạ

nhấn manh: "Người quân tử phải học thì mới hiểu đạo được thấu đao". Theo Khổng Tử và học phái Nho gia thì học đạo là để hành đạo giúp đời, là yêu cầu thiết thân đối với người được giáo dục. Nếu chỉ ôm lấy cái đạo mà không đem ra thi hành thì sao gọi là thực học. Việc học đạo và đem sự hiểu biết về đạo mà thực hành ở đời là thực chất và mục đích của giáo dục.

Hai là hoàn thành nhân cách lý tưởng. Mục đích của giáo dục Nho

học là hoàn thành nhân cách lý tưởng, người hấp thụ giáo dục tự hoàn thiện nhân cách và vươn tới lý tưởng. Khổng Tử nói: "Ngày xưa người ta học vì mình, ngày nay học vì người", mục đích giáo dục của Khổng Tử là làm cho các đệ tử tự động phát huy, tự động hoàn thành nhân cách lý tưởng của mình.

Nhân cách bao gồm tất cả các phẩm chất và tính cách của con người, để phân biệt con người với các động vật khác. Nội dung chủ yếu của khái niệm nhân cách là đạo đức, đạo đức thể hiện sự ứng xủa của con người trong các quan hệ xã hội. Công việc của Khổng Tử và Mạnh Tử thường hướng các học trò vươn tới nhân cách lý tưởng, thể hiện ở phẩm chất và tính cách của các thánh nhân, người quân tử và kẻ sĩ. Trước hết đó là những đức tính: trung, hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm; ngoài ra còn thể hiện trong tính cách: khoan dung, ngay thẳng, siêng năng, chuyên cần, kiễn nhẫn, tiết kiệm, biết mệnh trời... Tóm lại nhân cách lý tưởng là một hệ thống các chuẩn mực về những phẩm chất và tính cách của một con người hoàn thiện lý tưởng mà nền giáo dục Nho học hướng tới, coi đấy là mục tiêu đào tạo ra tầng lớp Nho sĩ, những hiền nhân.

Ba là, bồi dưỡng nhân tài chính trị. Mục tiêu hàng đầu cho những đệ

tử mà Khổng Tử đào tạo ra là phải tòng chính, phải biết làm chính sự, bởi vì chí nguyện của ông là cứu đời cứu người, mà muốn được như vậy tất phải thông qua hoạt động chính trị. Xét về phương diện tính chất giáo dục thì có thể nói giáo dục của Khổng Tử là một loại giáo dục chính trị, những lời giảng của Khổng Tử đa phần không nằm ngoài lĩnh vực giáo dục chính trị. Trong sách Luận Ngữ cũng nói: "Học giỏi thì làm quan", luận điểm đó thể hiện rất rõ mục đích của học tập là để làm chính trị, phò vua hành đạo. Sách "Đại học

cũng chỉ ra rằng, kẻ sĩ quân tử rèn luyện và học tập là nhằm mục đích "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".

Bốn là, làm sáng tỏ cái đức sáng của bản thân khiến dân đổi mới,

đạt tới chỗ chí thiện. Đường lối học tập của người quân tử và của kẻ sĩ trước

hết ở chỗ phải làm sáng tỏ các đức sáng của bản thân mình, phải tu thân để đạt tới nhân cách lý tưởng. Nhưng sự tu thân đó không dừng lại ở cá nhân người quân tử mà nó phải chuyển thành sự giáo hóa với bàn dân thiên hạ, khiến cho nhân dân đổi mới và sống theo những qui phạm đạo đức của Nho học. Có như vậy thì sự học mới đạt tới chỗ vinh quang tột đỉnh của nó, tức là đạt tới chỗ chí thiện. Đối với học phái Nho gia thì công việc giáo dục không phải chỉ tiến hành dưới mái trường mà điều quan trọng hơn là nó thể hiện ở sụ tu thân thường xuyên của mỗi nho sinh, ở sự rèn luyện hàng ngày của mỗi nho sinh.

2.2.1.2. Nguyên tắc giáo dục

Trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có hai nguyên tắc lớn: một là hữu giáo vô loại, hai là chú trọng giáo dục đạo đức và nhân cách.

Một là hữu giáo vô loại. Trong sách Luận Ngữ chép, Khổng Tử nói: "Về việc dạy dỗ không phân biệt loại người", con người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, khôn ngoan, ngu đần... miễn là đến học thì đều có cơ hội tiếp thu sự giáo dục. Dưới khẩu hiệu đó ai ai cũng có quyền được tiếp thu giáo dục, đều có tư cách đến học với Khổng Tử. Khổng Tử nói: "Đối với những ai đem lễ xin học từ một bó nem trở lên, ta chưa hề chối người nào, không dạy bảo". Những người nghèo khổ như Nhan Hồi, Nguyên Hiến... qua sự dạy dỗ của Khổng Tử đều trở thành những bậc danh hiền. Quý tộc như Mạnh Ý Tử, Tư Mã Ngưu cũng trở thành những học trò nổi tiếng của Khổng Tử. Hơn nữa bất kể là thiên tư của người xin học như thế nào Khổng Tử đều hết lòng dạy dỗ, như Tăng Sâm, Trọng Do... thường bị Khổng Tử chê trách vì thiên tư có hạn song qua sự dạy dỗ của Khổng Tử vẫn phát huy được khả năng của mình và có những thành tựu đáng kể. Tư tưởng "hữu giáo vô loại" của Khổng Tử đã phá tan chế độ giáo dục quý tộc thời cổ đại (quan niệm giáo dục chỉ dành riêng cho giai cấp quý tộc), khiến cho những người bình dân ai ai cũng có cơ

hội tiếp thu giáo dục, làm cho học thuật phát triển, ảnh hưởng tới cả cơ cấu chính trị và quyền lực đương thời.

Hai là, chú trọng giáo dục đạo đức và nhân cách. Ông cho rằng chỉ có đề xướng giáo dục đạo đức và nhân cách thì mới có thể cứu xã hội khỏi cơn phong ba loạn lạc. Khổng Tử lấy : văn chương, đức hạnh, trung và tín dạy người thì ngoài văn chương ra, còn lại đều thuộc vấn đề đạo đức. Ông bắt các đệ tử của mình trước tiên phải tu dưỡng đạo đức bản thân, sau đó mới học văn chương. Sách Luận Ngữ ghi lại lời dạy của Khổng Tử: "Các đệ tử khi vào phải hiếu với cha mẹ, khi ra phải kính nhường người lớn tuổi, làm việc phải cẩn thận và giữ chứ tín, thương yêu mọi người mà thân với người dân. Làm những việc đó mà còn dư sức mới dành cho việc học văn chương". Người vào học trước hết phải học "hiếu, đễ, cẩn, tín, phiếm ái, thân nhân"... rồi mới học đến văn chương. Đạo đức là tiêu chuẩn cơ bản của giáo dục Khổng Tử.

Khổng Tử và Mạnh Tử đều gợi ý và hướng học trò của mình vươn tới nhân cách lý tưởng. Trước hết đó là phẩm chất và đạo đức thể hiện ở thái độ của một kẻ sĩ quân tử đối với đạo lý của Nho học. Khổng Tử cho rằng giá trị cao nhất để đánh giá một kẻ sĩ là ở sự hiểu biết và quyết tâm thi hành một cách có hiệu quả đạo lý của Nho học. Đối với Khổng Tử sự giàu sang không dựa trên cơ sở đạo mà có được thì không nên có. Một người sĩ quân tử đã kiên trì thực hành đạo lý thì phải có thái độ "nghèo mà không oán giận" và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa.

Theo Khổng Tử thì một nhân cách cần có của kẻ sĩ quân tử là phải giữ cái danh của mình cho trong sáng, cái danh mà mà Khổng Tử thường nói đến là cái danh mang nghĩa nhân cách. Ông nói: "Quân tử bỏ đạo nhân, ôi sao mà nên danh". Khổng Tử cho rằng ý nghĩa của cuộc đời nằm ở chỗ truy cầu nhân cách toàn thiện toàn mỹ, và giáo dục chính là để bồi dưỡng nhân cách hoàn thiện đó. Ông chú trọng đặc biệt đến giáo dục nhân cách, giáo dục chính bằng sự gương mẫu chứ không chỉ bằng lý thuyết, lấy bản thân làm phép tắc, làm gương, cảm hóa nhân cách thì việc dạy dỗ rất dễ dàng. Điều này cũng tương tự với nguyên tắc chính sự, làm chính sự cũng như dạy học, nếu tự bản thân mình không chính đính, ngay thẳng, thì không thể nào làm người khác ngay

thẳng được. Khổng Tử dùng chính nhân cách của mình để cảm hóa học trò, điều đó cũng thể hiện tinh thần học không biết chán, dạy không biết mỏi.

2.2.1.3.Nội dung giáo dục

Sách Luận Ngữ viết: "Phu Tử lấy bốn điều để dạy người: văn chương, đức hạnh, lòng trung thực và lòng thành tín", có thể lấy Khổng Tử lấy văn, hạnh, trung, tín làm nội dung giáo dục, song ông lấy đức hạnh làm nội dung cơ bản, làm trung tâm. Trong khi dạy học, Khổng Tử thường tùy vào năng khiếu của mỗi người mà chia ra bốn loại phạm vi học thuật để đạt được mục tiêu giảng dạy, bốn loại đó đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự, văn chương. Đức hạnh nhằm phát triển cho những người thực hành phẩm chất đạo đức. Ngôn ngữ chủ yếu dành cho những người cần biện luận lý thuyết. Chính sự dành cho những người hoạt động chính trị, cai quản quốc gia. Văn học dành cho những người muốn đi sâu nghiên cứu văn chương. Dựa vào bốn loại đó, Khổng Tử đã đào tạo thành công các học trò của mình. Sách Luận Ngữ viết: "Về đức hạnh có: Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Về khoa ngôn ngữ có: Tể Ngã, Tử Cống. Về chính sự có: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Về văn học có: Tử Du, Tử Hạ". Đây chính là Khổng Tử dựa vào sở trường của từng người mà bồi dưỡng thành nhân tài. Từ đó chúng ta có thể thấy sự phân loại trong giáo dục của ông.

Tài liệu giáo dục chủ yếu của Khổng Tử là lục kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu. Kinh điển được ông coi trọng hơn cả là Kinh Thi, vì vậy nó đứng đầu lục kinh, sau đó là Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh, Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu. Kinh Lễ và Kinh Nhạc là để bồi đắp thêm cho Kinh Thi. Khổng Tử đã từng nói: "Hưng khởi nhờ kinh Thi, gây dựng nhờ kinh Lễ, thành tựu nhờ kinh Nhạc", ba cái đó cùng kết hợp, bồi dắp với nhau. Thi tức là thơ, có khả năng làm rung động lòng người một cách sâu sắc nhất, có thể cổ vũ ý chí con người. Lễ tức là lễ giáo và khuân phép ứng xử. Nhà nho cho rằng "thị, thính, ngôn, động" (nhìn, nghe, nói, hành động) của con người đều nằm trong phạm vi của lễ; một người mà mọi cảm giác, lời nói, hành động không thất lễ mới có thể có chỗ đứng trong xã hội, vì vậy mà nói "gây dựng nhờ kinh Lễ". Nhạc tức là âm nhạc, âm nhạc là để hàm dưỡng tính tình con người, khiến con người trở về sự chính đáng, có hành vi cao thương, trở thành một con người hoàn mỹ, vì

vậy mà nói "thành tựu nhờ kinh Nhạc". Khổng Tử lấy Thi, Lễ, Nhạc để dạy những điều đó.

Nguyên lý giáo dục Thi, Lễ, Nhạc của Khổng Tử chính là nhằm làm cho con người "thấu suốt về điều nghĩa, thuần thục về điều nhân". Thi là để kích thích ý thức hướng thượng của con người, Lễ có thể chỉ ra quy tắc hoạt động cho con người, Nhạc có thể rèn luyện tính tình của cong người. Ba môn học đó là không thể thiếu được trong bất cứ sự giáo dục nào.

Khổng Tử nói với các đệ tử của mình: "Sao các con chẳng chịu học kinh Thi? Kinh Thi khiến cho ta hưng khởi tâm hồn, dạy cho ta xem xét, dạy ta biết hợp quần, dạy cho ta biết oán giận chính đáng. Gần thì biết thờ cha, xa thì biết thờ vua. Lại ghi nhớ tên gọi của nhiều loại chim, loài thú và cây cỏ". Những công dụng của Kinh Thi nhiều như vậy nên có thể coi đây là một môn học tu thân tề gia, muốn làm người không thể không học. Đối với Khổng Tử, học Thi, học Lễ, học Nhạc là nhất quán, không thể bỏ đi, không thể coi nhẹ cái nào. Khổng Tử dạy con trai của mình là Bá Ngư : "Chẳng học kinh Thi, không lấy gì đế nói năng cho gãy gọn", "Chẳng học Kinh Lễ, không lấy gì để lập thân". Như vậy có thể nói Thi và Lễ quan trọng như thế nào. Khổng Tử nói: "Nhắc đi nhặc lại về lễ, có phải nói tới ngọc quý, lụa tốt chăng? Nhắc đi nhắc lại về nhạc, có phải nói tới chuông, trống chăng". Ông cũng từng nói: "Người mà không có lòng nhân, dùng lễ sao được? Người mà không có lòng nhân, dùng nhạc sao được?. Từ đó có thể thấy, cái lễ và nhạc mà Khổng Tử coi trọng không phải là hình thức, cái khí cụ bề ngoài mà là nội dung của nhân ái. Khổng Tử dạy lễ, dạy nhạc chính là dạy điều nhân.

Ngoài ba môn Thi, Lễ, Nhạc ra thì Thư, Dịch, Xuân Thu cũng là nội dung giáo dục của Khổng Tử. Kinh Thư là cuốn lịch sử Trung Quốc cổ đại, Kinh Dịnh là cuốn sách triết lý về sự vận hành của vũ trụ vạn vật, Kinh Xuân Thu có thể gọi là cuốn sách lý luận chính trị. Khổng Tử thường lấy những kinh điển đó để dạy đệ tử của mình. Có thể thấy Khổng Tử rất chú trọng giáo dục các kinh điển cho đệ tử, đồng thời sáu kinh điển đó cũng là tài liệu giáo dục về mọi mặt trong cuộc sống đương thời.

Khổng Tủ coi Lục kinh là tài liệu giảng dạy chủ yếu cho học trò. Khi giảng Lục kinh ông tập trung vào bốn mặt: văn, hạnh, trung, tín và lấy những diễn biến xã hội trước mắt để chứng minh cho đạo lý. Ông chú trọng dạy đạo làm người trước khi dạy kiến thức. Ông cũng còn kết hợp dạy lục nghệ cho học trò (Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số). Nhưng trọng tâm giáo dục học trò của ông vẫn là hành vi đạo đức và ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với vua, đối với cha mẹ và anh em bè bạn. Ông xây dựng một hệ thống các chuẩn mực đạo đức cần có của một người học đạo giúp đời. Tuy nhiên trong nội dung giáo dục của Khổng tử cũng có hạn chế khi không đưa nhưng tri thức về tự nhiên, về sản xuất và kinh doanh vào chương trình giảng dạy, ông cũng không quan tâm đến việc ứng dụng những tri thực học được vào lĩnh vực sản xuất và các hoạt động kinh tế.

Phương pháp giáo dục

Khổng Tử là một nhà giáo dục vĩ đại, phương pháp giáo dục của ông không chỉ có giá trị thực tiễn cao mà còn có tác dụng đối với cả giáo dục học ngày nay. Có thể tạm tổng hợp phương pháp giáo dục của Khổng Tử thành chín điểm chính:

Một là, thích ứng với từng người. Khổng Tử rất chú trọng vào khí

chất từng người mà có cách thức dạy dỗ riêng. Thường ngày ông thường quan

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nho giáo đến phát triể nguồn nhân lực việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)